Có một biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất?

(Dân trí) - Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh dấu hiệu có thể đang tồn một biển nước khổng lồ ngay dưới lòng đất, lượng nước trong hồ này có thể bằng lượng nước ở các lục địa trên trái đất gộp lại.

Cách đây 150 năm, trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Journey to the Centre of the Earth” (tạm dịch: Hành trình đến tâm trái đất), tác giả người Pháp Jules Verne đã phác họa hình ảnh một đại dương bao la nằm sâu dưới bề mặt hành tinh của chúng ta. Ngày nay, giả thuyết đó có thể là một sự thật khi mà các nhà khoa học phát hiện thấy tiếng vọng lớn phát ra từ tâm trái đất, kết quả này được công bố trên Tạp chí Tự nhiên.

Bên trong lòng trái đất có khả năng tồn tại một biển nước khổng lồ

Bên trong lòng trái đất có khả năng tồn tại một biển nước khổng lồ

Đăng trên Tạp chí công bố ngày 12/3 vừa qua, các nhà khoa học cho biết; họ đã phát hiện thấy một loại khoáng chất hiếm và có thể chứng minh cho sự tồn tại của một biển nước khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất, cách bề mặt trái đất khoảng từ 400 đến 600 km. Lượng nước chứa trong đó có thể bằng lượng nước mà các lục địa trên trái đất gộp lại.

Các bằng chứng đã được thu thập từ một loại khoáng chất gọi là “ringwoodite”, chất này được hình thành tại vùng giao thoa giữa bề mặt trên và dưới của lớp vỏ trái đất, các nhà khoa học lý giải. 

Graham Pearson đang cầm trên tay mẫu đá “

Graham Pearson đang cầm trên tay mẫu đá “ringwoodite” tìm được.

Theo ông Graham Pearson – trưởng đoàn nghiên cứu của Trường Đại học Alberta, Canada cho biết: “Mẫu chất khoáng này thực sự đã cung cấp một bằng chứng cực kỳ quan trọng khẳng định rằng có nhiều khả năng biển nước tồn tại dưới lòng đất là có thật. Khu vực đặc biệt đó trong lòng đất có thể chứa một lượng nước bằng lượng nước của các lục địa trên trái đất cộng lại”.

Tên gọi “Ringwoodite” được đặt theo tên của nhà địa chất học người Úc Ted Ringwood khi ông đưa ra giả thuyết cho rằng một khoáng chất đặc biệt được hình thành trong vùng giao thoa giữa lớp trên và lớp dưới vỏ Trái đất bởi lẽ ở đó có nhiệt độ và áp suất cực lớn. Mẫu khoáng chất này là mục tiêu săn lùng của các nhà khoa học trong một thời gian dài. Nó có thể giải mã điều tranh luận lâu nay về vấn đề; tại khu vực giao thoa có nước hay không có nước?

Tuy nhiên cho đến thời điểm này, “ringwoodite” chỉ được phát hiện thấy trong các khối thiên thạch. Các nhà địa chất học chưa thể khai thác đủ sâu để có thể tìm thấy một số mẫu tồn tại trên Trái đất.

Sơ đồ mặt cắt của Trái đất cho thấy vị trí của khoáng chất 

Sơ đồ mặt cắt của Trái đất cho thấy vị trí của khoáng chất  “ringwoodite” mà người ta đã tìm được

Năm 2008, những người chuyên săn lùng đá quý đã đào tại một con sông cạn ở khu vực Juina thuộc Mato, Grasso, Brazil. Tại đây họ đã tìm thấy được một mẫu đá nhỏ và thô được gọi là “kim cương nâu”. Mẫu đá này có kích thước chỉ 3mm và dường như không có giá trị thương mại. Mẫu đá sau đó đã được các nhà khoa học để ý nghiên cứu tại thời điểm họ đang nghiên cứu nhiều loại khoáng chất khác”.

Kết quả bất ngờ đã vén màn nhiều điều bí ẩn. Ở bên mẫu đá đó, các nhà khoa học phát hiện thấy dấu vết khoáng chất “ringwoodite” thông qua kính hiển vi, đó là bằng chứng về loại đá cực hiếm xuất hiện trên trái đất. Nhóm nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, “kim cương nâu” nói trên đã bắn lên bề mặt trái đất trong quá trình núi lửa phun trào kèm theo một lượng đá macma.

Các nhà khoa học cho biết  “

Các nhà khoa học cho biết  “ringwoodite” được tìm thấy ở vùng giao thoa giữa mặt trên và mặt dưới lớp vỏ trái đất


Qua nhiều năm phân tích, bằng phương pháp quang phổ và nhiễu xạ X-ray được sử dụng đặc biệt trong các phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã có thể khẳng định về việc tìm được đá “ringwoodite” trên Trái đất. Các nhà khoa học cũng đã tranh luận với nhau qua nhiều thập niên về việc tại vùng giao thoa giữa lớp trên và dưới của Trái đất có nước hay không? và nếu có thì ở đó sẽ có bao nhiêu loại chất hiếm có khả năng tồn tại?

Hans Keppler – một nhà địa chất học thuộc Trường Đại học Bayreuth ở Đức đã phản pháo lại suy luận về kích thước của biển nước trong lòng đất thông qua bằng chứng duy nhất là “ringwoodite”. Và ông cũng lý giải rằng; “nước có thể như đang bị ‘khóa chặt’ trong những lớp đá đặc biệt, nhưng nó cũng được xem như là một đại dương trong lòng đất nếu theo cách nghĩ của nhà khoa học viễn tưởng Jules Verne”, Hans Keppler cho biết.

Mẫu kim cương nâu tìm được ở Brazil

Mẫu "kim cương nâu" tìm được ở Brazil

Mặc dù đã đưa ra giả thuyết về việc có khả năng tồn tại một biển nước lớn dưới lòng đất nhưng trưởng đoàn nghiên cứu Graham Pearson cũng nhấn mạnh rằng vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa. Nếu nước thực sự tồn tại một lượng lớn dưới lớp vỏ Trái đất thì nó đã có sự tác động lớn lên các cơ chế của núi lửa và sự vận động của các mảng vỏ Trái đất. 

“Một trong những lý do khiến Trái đất trở thành một hành tinh vận động như vậy là do sự hiện diện của một lượng nước bên trong. Nước thay đổi mọi thứ về cách mà nó vận hành”, Graham Pearson lý giải thêm.

Đình Huế
Tổng hợp