Chuyện đời về ông vua không ngai vàng bán hàng tạp hóa

(Dân trí) - Ẩn mình trong khu vực biệt lập ở Bolivia, gia đình hoàng gia sống ở nơi khá khiêm tốn. Dù mang trong mình danh hiệu cao quý, vua Don Julio Pinedo và vợ vẫn sống trong căn hộ nhỏ với cửa hàng tạp hóa.

Có lẽ vị vua khiêm ngường này đã theo dòng dõi của ông tới Tây Phi, nơi tổ tiên ông là Hoàng tử Uchicho bị người Tây Ban Nha bắt làm nô lệ năm 1820 và phải làm việc trong những mỏ bạc. Thời kỳ đó dẫn đến việc tăng dân số Afro-Bolivia. Chuyện đời của vị vua hiện tại khiến Susana Giron, một nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, thấy hấp dẫn.

“Tôi đã đọc những câu chuyện về một vị vua tìm cách trốn trong rừng. Chuyện đó không hấp dẫn mấy và chất lượng ảnh cũng tồi. Vì vậy tôi quyết định sẽ tìm hiểu sâu”, Giron chia sẻ.

Vua Don Julio Pinedo
Vua Don Julio Pinedo

Cô biết câu chuyện này khi nghiên cứu các dự án ở Bolivia. Đây cũng là nơi cô lên kế hoạch sẽ tới thăm sau khi tham dự một cuộc triển lãm ở Argentina năm 2012. Có trang web riêng về gia đình hoàng gia và Giron liên lạc với một nhà ngoại giao người Tây Ban Nha. Người này từng giúp đỡ hỗ trợ gia đình vị vua, trả tiền học phí cho con trai ông – Hoàng tử Rolando tới học ở La Paz. Nữ nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha được sắp xếp ở lại trong thị trấn, ngủ qua đêm trong túi ngủ với chiếc chăn mượn của Nữ hoàng Angelica.

Theo những tài liệu trên trang web hoàng gia và tư liệu của nữ nhiếp ảnh gia, sau khi Hoàng tử Uchicho bị bắt làm nô lệ và đưa tới Bolivia, những người nô lệ khác nhận ra và thuyết phục chủ đồn điền để họ làm việc nhiều hơn, cho phép Hoàng tử không phải làm cực nhọc. Khi vua Bonifacio I qua đời, không ai trong số các con ông nhận lấy áo choàng hoàng gia.

Vua Don Julio Pinedo bên vợ là Nữ hoàng Angelica trong căn tạp hóa nhỏ của gia đình
Vua Don Julio Pinedo bên vợ là Nữ hoàng Angelica trong căn tạp hóa nhỏ của gia đình

Nhiếp ảnh gia Giron cho biết: “Ông ấy là một nhân vật mang tính biểu tượng. Đối với những người Afro-Boliva, ông ấy đóng vai trò quan trọng bởi mang lại cho họ bản sắc văn hóa, để thấy rằng họ là những người có nguồn gốc từ châu Phi.”

Lịch sử những người châu Phi ở khu vực Mỹ Latin trở nên ngày càng nổi bật trong những năm gần đây. Tại Bolivia, thậm chí họ không được tính khi điều tra dân số đất ước. Theo con số năm 2012, họ có số lượng khoảng 23.000 người tại đất nước 10 triệu dân. Họ vẫn đang phải đối mặt với sự kỳ thị và gặp nhiều trở ngại kinh tế.

“Ông ấy không thấy mình như một vị vua. Ông ấy bảo tôi: “Vua sống trong cung điện chứ không sống trong đau khổ.” Đó là người khá nhút nhát và không thích nói nhiều. Ông quan tâm tới nông nghiệp hơn”, nữ nhiếp ảnh gia nói.

Trên thực tế, để nhận được sự tin tưởng, Giron dành nhiều thời gian bên ông. Cô cùng ông làm các công việc hàng ngày, đi vào thị trấn. Hiện ông đang mở cửa hiệu tạp hóa nhỏ, bán những hàng hóa cơ bản như rau, dầu ăn, bánh mỳ. Lúc thư giãn, vị vua này thích xem các kênh truyền hình. Vợ ông, Nữ hoàng Angelica lại thích những hoạt động ở địa phương. Bà còn tham dự những lớp học xóa mù chữ.

“Họ chưa bao giờ tới châu Phi. Ông ấy chấp nhận mình là vua một cách nghiêm nhường dù điều này không khiến ông thích thú. Ông ấy không thoải mái trong thế giới ngoại giao. Ông ấy chỉ là người nông dân”, Giron kết luận.

Hoàng Hà

Theo nytimes