DMagazine

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn

(Dân trí) - Trước khi lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sinh sống tại Sài Gòn, trong một căn nhà nhỏ ở quận 5.

Trước khi lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sinh sống tại Sài Gòn, trong một căn nhà nhỏ ở quận 5.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn

Trong thời gian chờ tìm được công việc trên tàu viễn dương để sang Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạm trú tại Liên Thành thương quán số 1-2-3 Quai Testard - Chợ Lớn. Năm 1915, con đường này đổi tên thành Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm, quận 5.

Hiện nay, căn nhà số 5 Châu Văn Liêm vẫn còn được giữ lại làm di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 1
Toàn cảnh đường Tổng đốc Phương xưa và vị trí khoanh tròn nay là số 5, Châu Văn Liêm
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 2
Căn nhà số 5, Châu Văn Liên hiện nay
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 3
Thuyết minh viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ hàng ngày tiếp nhiều đoàn khách đến tham quan và tìm hiểu, nhất là vào các dịp lễ lớn

Thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tên Nguyễn Tất Thành từ trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn ngày 19/9/1910. Lúc vào đây, Người được sự giúp đỡ của ông Trương Gia Mô và ông Hồ Tá Bang.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 4
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 5

Tới Sài Gòn, Người được bố trí sống tại nhà ông Lê Văn Đạt - một người bà con bên mẹ của cụ Trương Gia Mô. Sau hai ngày, Người được đưa đến ở trong một cơ sở của Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (công ty Liên Thành là một tổ chức hoạt động cách mạng gồm ba bộ phận với ba chức năng: Liên Thành Thương quán - làm kinh tế gây quỹ hoạt động, Liên Thành thư xã - tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, Dục Thanh học hiệu - mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ).

Ông Trương Gia Mô cũng chính là người đã đưa Nguyễn Tất Thành vào dạy ở trường Dục Thanh. Ông cũng cùng với các ông Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất lo chuẩn bị cho Người vào Sài Gòn và lên tàu sang Pháp dưới tên Văn Ba.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 6
Cơ sở của Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard là nơi tạm trú của Người từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911. Trong thời gian này, Người thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, Người khâm phục cụ Đề Thám, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Vì cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó sai lầm chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào đưa hổ cửa trước, rước báo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến. Thấy rõ là cần quyết định con đường đi của mình, Người đã vào Sài Gòn để tìm cách ra nước ngoài.

Trong thời gian ở Sài Gòn, Người thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời trao đổi chí hướng, quan niệm cách mạng. Người khâm phục cụ Đề Thám, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào.

Trong thời gian ở Sài Gòn, Người vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy (Eécole des Mécaniciens), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn.

Đây là thời gian hết sức quan trọng để Người có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện và có quyết định cuối cùng cho việc ra đi tìm đường cứu nước của mình.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 7
Ngày 4/6/1911 Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba rời phân cuộc Liên Thành thương quán xuống tàu của Pháp mang tên Amiral Latouche Treville. Ngày 5/6/1911 con tàu rời bến cảng Nhà Rồng đưa người thanh niên Việt Nam yêu nước ra đi tìm con đường giành độc lập tự do cho dân tộc.

Hiện nay, căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5 là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích luôn được mở cửa để đón du khách tham quan.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 8
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 9
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 10
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 11

Di tích này là căn nhà phố, có cửa sắt kéo, rộng 4m, dài 8,8m, có một tầng lầu, nền lót gạch bông, mái lợp ngói âm dương, có lót la phông bằng ván ép. Từ nền nhà đến trần cao 3m, chiều cao tầng lầu 4m, từ nóc đến mái cao 1m. Cầu thang lên lầu bằng gỗ. Trên lầu có ban công rộng 2m x 4m, cửa ra ban công bằng gỗ.

Di tích mới được trùng tu vào năm 1977. Tầng trệt của di tích đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên lầu 1 trưng bày một số hình ảnh liên quan đến Công ty Liên Thành, hình ảnh về Sài Gòn thời kỳ 1910-1911...

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 12
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 13
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 14
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 15
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 16
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 17
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 18
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 19
Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 20

 Di tích thường xuyên có khách đến tham quan vào những ngày lễ lớn, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày Người ra đi tìm đường cứu nước 5 tháng 6... Nhưng ngày này, người dân miền Nam lại đến di tích dâng hoa để tưởng nhớ ơn Người, thăm lại di tích lưu niệm của Người.

Chốn đi về của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành ở Sài Gòn - 21

 Di tích số 5 Châu Văn Liêm được Bộ Văn hóa ký quyết định công nhận là di tích lịch sử số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988.

Phạm Nguyễn - Xuân Hinh