Nghệ An:

Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ

(Dân trí) - Từ thời cụ cố của anh Võ Văn Tá sinh ra đã thấy cây thị án ngự trong vườn nhà với kích thước và hình thù như vậy. Hơn 100 năm qua cây thị vẫn không hề thay đổi, người ta ước tính cây này cũng đã gần ngàn năm tuổi.

Nằm trên khuôn viên đất của gia đình anh Võ Văn Tá (ở xóm 9, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Cây thị cổ xưa đã có ở đây từ thời các cụ tổ của làng lên khai hoang lập ấp. Nhìn vào những khối u sần khắc khổ nhuốm màu thời gian trên thân cây thị anh Võ Văn Tá chia sẻ: “Tôi cũng không biết cây thị có tự bao giờ, chỉ nghe cụ cố mình kể lại rằng khi sinh ra đã thấy cây to lớn như vậy, ước tính nó cũng đã gần ngàn năm tuổi. Theo những câu chuyện các cụ kể lại thì từ lúc lên khai làng lập ấp ở vùng này có 99 cây thị lớn và 100 giếng nước. Nhưng đến bây giờ nơi đây chỉ còn lại vào ba cây và đây là cây thị có kích thước và tuổi thọ được cho là lớn nhất”.

Theo quan sát của chúng tôi cây thị cổ này cao chừng 17m, tán cây không rộng lắm, tuy nhiên thân cây rất lớn đường kính khoảng hơn 3m, phải 5 - 6 người ôm mới xuể. Thân cây có những khối lồi lõm, sần sùi hình dạng kỳ dị. Lớp vỏ ở thân cây cứng đanh như sắt, những điểm sát gốc có màu đen như một lớp trầm tích cổ.

Nhìn những chồi non mơn mởn đang vươn mình từ cành cây già cỗi, ông Phan Thanh Lý - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hoa tâm sự: “Tôi cũng là một người dân sinh ra và lớn lên ở mảnh đất "cổ" này. Cây thị cũng đã gắn bó với tôi cả một tuổi thơ. Bây giờ khi tôi đã ngoài 50 tuổi nó vẫn như thế không thay đổi bất kỳ điều gì. Nhiều người dân ở các vùng lân cận cũng tìm về để tận mắt nhìn thấy cây thị cổ và chụp một bức hình lưu niệm với nó. Những chồi non này là minh chứng cho sức sống trường tồn của cây thị với thời gian”.

Được giao trông coi bảo vệ cây thị cổ của làng, hàng ngày anh Võ Văn Tá ngoài việc tưới nước bón phân còn phải thường xuyên để ý đến những “sinh vật” ngoại lai có thể giết chết “cụ thị” của làng bất cứ lúc nào: “Thường có những cây sanh, cây đa, hay tơ hồng… những loài cây sống ký sinh dựa vào dinh dưỡng từ vật chủ để phát triển. Chúng có thể khiến cây thị này chết dần, chết mòn. Vì thế tôi phải thường xuyên quan sát để ý nếu thây 1 cây nào bám vào đều phải chặt hạ ngay”.

Theo những người dân nơi đây cây thị thường ra chồi nảy lộc vào tháng 3 âm lịch đến khoảng rằm tháng bảy cũng là lúc những quả thị cũng lừng tỏa ngát hương khắp đường làng ngõ xóm. Điều đặc biệt là quả của cây thị này rất to (bằng chiếc bát ăn cơm) và đều nhau răm rắp. Khi ăn có mùi thơm ngọt dịu vị thanh mát. Có những năm thời tiết tốt cây thị cho hàng tạ quả.

Anh Tá chia sẻ: “Cả làng chúng tôi không coi đây là cây thị bình thường mà gọi là cụ thị và coi cây như một thành viên không thể thiếu của làng. Chúng tôi gìn giữ chăm sóc để con cháu thế hệ sau nhớ đến công ơn của các cụ tổ đã có công khai làng lập ấp, cuộc sống âm no như bây giờ”. 

Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Ông Phan Thanh Lý - Chủ tịch UBND xã chỉ cho chúng tôi thấy những khối lồi lõm có hình thù kỳ dị trên thân cây.

Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Các vị cao niên trong làng cũng không biết cây thị cổ này đã có từ khi nào, vì sinh ra đã thấy nó sừng sững ngay giữa vùng như thế. Ước tính tuổi thọ của cây đã đến ngàn năm.

Chiêm ngưỡng “cụ thị” ngàn năm với hình dạng kỳ dị ở xứ Nghệ
Ông Phan Thanh Lý - Chủ tịch UBND xã bảo phải 5 người mới ôm được thân cây thị cố đường kính rất lớn này.

Những chồi non của cây thị cổ vẫn luôn đâm chồi nảy lộc.
Những chồi non của cây thị cổ vẫn luôn đâm chồi nảy lộc.

Anh Võ Văn Tá người được giao trong coi “cụ thị” của làng.
Anh Võ Văn Tá người được giao trong coi “cụ thị” của làng.

Lớp vỏ sần sùi có những nhìn dáng kỳ dị.
Lớp vỏ sần sùi có những nhìn dáng kỳ dị.
Lớp vỏ sần sùi có những nhìn dáng kỳ dị.

Cây chỉ cao chừng 17m, tán cây không rộng, nhưng đường kính thân cây cũng phải trên 3m.
Cây chỉ cao chừng 17m, tán cây không rộng, nhưng đường kính thân cây cũng phải trên 3m.
Cây chỉ cao chừng 17m, tán cây không rộng, nhưng đường kính thân cây cũng phải trên 3m.

Cây chỉ cao chừng 17m, tán cây không rộng, nhưng đường kính thân cây cũng phải trên 3m.
Trước đây nhiều người đồn nhau “cụ thị” rất linh thiêng nên mang đồ đến thắp hương cúng. Nhưng người làng đã dẹp đi vì cho đây là mê tín dị đoan.

Nguyễn Tình - Lany Nguyễn