Chiếc Thìa Vàng: Hành trình hoa cỏ trở thành rau

Nhờ sự tìm tòi của đầu bếp Chiếc Thìa Vàng, nhiều loại rau gia vị mới đã được biết mặt điểm danh, nối tiếp danh sách dài những cái tên "độc", lạ vào bản đồ gia vị Việt Nam.

Vòng Bán kết phía Nam của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016 chứng kiến sự hội ngộ, tranh tài đầy gay cấn của 27 đội thi đến từ Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ và TPHCM, diễn ra trong 2 ngày 26-27/10 tại TPHCM.

Vòng thi có sự góp mặt của 2 giám khảo: ông Sakal Phoeung là đầu bếp chuyên nghiệp của Pháp, chủ tịch hiệp hội Escoffier Việt Nam với hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp và ông Norbert Ehrbar (bìa phải) được xem là người khai phá món Âu cho bếp Việt, ông đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.
Vòng thi có sự góp mặt của 2 giám khảo: ông Sakal Phoeung là đầu bếp chuyên nghiệp của Pháp, chủ tịch hiệp hội Escoffier Việt Nam với hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp và ông Norbert Ehrbar (bìa phải) được xem là người khai phá món Âu cho bếp Việt, ông đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.

Là giám khảo khách mời, NSƯT Kim Xuân hết sức ngỡ ngàng với các loại rau gia vị mới lạ và phong phú được các đầu bếp dày công chuẩn bị

Là giám khảo khách mời, NSƯT Kim Xuân hết sức ngỡ ngàng với các loại rau gia vị mới lạ và phong phú được các đầu bếp dày công chuẩn bị

Khi được biết đến rau trúc linh - một trong những loại gia vị độc đáo của đội 16 - Khu du lịch Bình Quới 1, NSƯT Kim Xuân nói vui: “Nếu không tham dự cuộc thi Chiếc Thìa Vàng mà nhìn thấy rau này ở nơi khác, chắc chắn tôi tưởng là cỏ dại. Các loại cây lá ăn được ở Việt Nam vô cùng phong phú, nếu không có các đầu bếp Chiếc Thìa Vàng thì vốn hiểu biết của chúng ta về rau gia vị của nước nhà sẽ thiếu sót nhiều”.

Lá trúc linh
Lá trúc linh

Đội 34 - Khách sạn Palace Vũng Tàu cũng gây ấn tượng khi mang tới nhiều gia vị mới lạ như: lá thùn mũn, hoa hòe, quả chay… Để tìm được lá thùn mũn, bếp trưởng Phạm Văn Đại đã trở về quê Hải Phòng tìm bằng được. Anh kể: Từ thời cha ông đã nghe truyền miệng về loại lá thùn mũn, khi đi rừng ăn lá này sẽ giúp chống khát nước. Lá thùn mũn có vị chua thanh nên anh quyết định dùng làm salad thay vị chua của giấm.

Bếp trưởng Phạm Văn Đại giới thiệu lá thùn mũn
Bếp trưởng Phạm Văn Đại giới thiệu lá thùn mũn
Hoa hòe phơi khô rồi sao lên để hãm trà uống, dùng hoa hòe tươi ướp cá có tác dụng như một loại trà khử mùi tanh
Hoa hòe phơi khô rồi sao lên để hãm trà uống, dùng hoa hòe tươi ướp cá có tác dụng như một loại trà khử mùi tanh

Cũng nhờ các đầu bếp đội 34 mà mọi người biết lá ớt ăn được. Lá ớt có vị the được đội dùng trong món chả tôm rất hợp. Lá ớt nhồi cùng tôm và ốc hương giã ra, ăn với sốt quả chay có vị chua tự nhiên là món khai vị độc đáo. Hoa hòe thường được biết đến là một loại trà thanh nhiệt, nay góp mặt trên bàn bếp với công dụng khử mùi tanh của cá hết sức hiệu quả.

Nếu bếp trưởng đội 34 khăn gói về quê tìm lá thùn mũn thì bếp trưởng đội 45 (Quán 79 Gia Bảo) băng rừng lội suối để kiếm các loại rau lá rừng mới, độc đáo của Kon Tum: rau rừng vị tỏi kết hợp lá tàu bay, lá bạc hà rừng và 1 loại rau rừng chỉ có ở Kon Tum. Đặc biệt, trái muối rừng - "gia vị vàng" đã giúp đội giành ngôi vị quán quân khu vực Tây Nguyên tiếp tục được tận dụng trong các món ăn vàng của đội và cắm trong bình hoa trang trí mang phong cách núi rừng…

Đội 45 chịu khó “khuân” cả chiếc cối nặng trịch từ Kon Tum xuống Sài Gòn, dùng vào việc giã tiêu rừng và hạt bo bo
Đội 45 chịu khó “khuân” cả chiếc cối nặng trịch từ Kon Tum xuống Sài Gòn, dùng vào việc giã tiêu rừng và hạt bo bo

Đến từ Cần Thơ, đội số 1 - Quán Nhi mang theo nhiều gia vị sông nước miền Tây, trong đó có dây mỏ quạ. Đây là loại dây leo mọc hoang dã và chỉ người lớn tuổi mới biết đến. Lá mỏ quạ có tác dụng mát gan, giải nhiệt, thường được dùng để nấu canh cua, lẩu cua. Nhưng để biến tấu món ăn thêm đặc biệt, nữ bếp trưởng Phan Hồng Nhi dùng lá mỏ quạ làm gỏi cùng với củ hủ thơm (khóm), tôm càng xanh.

Bên cạnh rau trúc linh, lá thùn mũn, lá mỏ quạ - những cái tên mới mẻ của hành trình tìm kiếm gia vị Việt, trong 2 ngày diễn ra Vòng Bán kết phía Nam, Nhà thi đấu quân khu 7 còn chứng kiến nhiều loại rau, quả gia vị hết sức “độc”, lạ quy tụ về từ nhiều tỉnh thành: quả sổ, quả bứa, trái mề gà, hạt dổi, trái muối rừng, lá ngạnh, lá giấm, lá chúc, lá bép rừng…

Lá mỏ quạ
Lá mỏ quạ

Quả chay

Quả chay

Nhiều loại hoa cũng được đầu bếp Chiếc Thìa Vàng tận dụng làm cho món ăn của mình thêm bắt mắt: hoa dâm bụt, hoa lá giang, hoa đậu rồng, hoa ổi tàu… trong đó, ấn tượng nhất là thực đơn “toàn hoa” của đội 44 nhà hàng Thành Phát: Khoai mì cuốn thịt bò nướng vá lá cát lồi - Gỏi dưa gang cà xỉu - Chả giò củ súng, tép bầu dùng kèm xốt mật hoa dừa, Súp hoành thánh bồ câu nấu hoa đậu biếc, Cá thỏ cuộn tảo biển nấu chậm dùng kèm hạt quionoa rau củ và xốt lá húng sả, Bánh hạt mắc ca hương hạt dổi, trà hoa dâm bụt.

Dâm bụt vốn là loại cây trồng ở hàng rào, nay xuất hiện trong thực đơn cao cấp
Dâm bụt vốn là loại cây trồng ở hàng rào, nay xuất hiện trong thực đơn cao cấp
Súp hoành thánh bồ câu nấu hoa đậu biếc có màu xanh rất ấn tượng
Súp hoành thánh bồ câu nấu hoa đậu biếc có màu xanh rất ấn tượng
Bàn tiệc của đội 44 với những sắc màu đẹp lạ của nhiều loài hoa
Bàn tiệc của đội 44 với những sắc màu đẹp lạ của nhiều loài hoa


Vòng thi này cũng chứng kiến mức độ “chịu chơi” của 27 đội tham gia khi đầu tư vào thực đơn những nguyên liệu cao cấp, “đắt xắt ra miếng”: đông trùng hạ thảo, tôm hùm New Zeland, thăn bò Nhật, ức vịt Pháp, sườn dê Mông Cổ, sò điệp Mỹ… Nguyên liệu ngoại nhập là thăn bò được đội 4 - La Veranda Phú Quốc kết hợp với các gia vị Việt như rau mùi, mắm tiêu, thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc của ẩm thực Việt, đúng như chủ đề cuộc thi “Hương vị quê nhà thời hội nhập - Hành trình gia vị Việt”.

Nói về thực đơn Âu - Á kết hợp của đội 59 đến từ Khánh Hòa, bếp trưởng Lê Văn Hải bộc bạch: “Tôi muốn những gia vị, nguyên liệu của nước ta sánh vai cùng những món cao cấp của quốc tế trên một bàn tiệc đẳng cấp. Những gia vị của Việt Nam hoàn toàn có thể mang lại hương vị độc đáo cho các món ăn trên thế giới”.

Bếp trưởng Lê Văn Hải mong muốn những gia vị, nguyên liệu của quê hương được lên bàn tiệc cùng những món cao cấp của quốc tế
Bếp trưởng Lê Văn Hải mong muốn những gia vị, nguyên liệu của quê hương được lên bàn tiệc cùng những món cao cấp của quốc tế

Đây là lần thứ 3 anh Lê Văn Hải tham gia Chiếc Thìa Vàng, cũng là 3 lần bố vợ anh đến cổ vũ con rể. Vòng thi diễn trong tuần nên ông xin nghỉ phép 2 ngày, một ngày đi cổ vũ và 1 ngày đón chàng rể quý đến nhà mình nghỉ ngơi.

Con rể là đầu bếp nhưng chẳng mấy khi ông được thưởng thức món ăn do anh Hải nấu, tuy nhiên ông cụ 62 tuổi hết sức thông cảm: “Hải làm nhà hàng tiệc cưới, những ngày cao điểm là đi từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới về. Nghề đầu bếp vất vả lắm, phải có đam mê mới theo được. Nó đã 3 lần thắng ở vòng sơ kết miền Trung, tôi sẽ tiếp tục cổ vũ cho đến khi Hải được quán quân”.

Không uổng công “nhạc phụ” kiên trì cổ vũ, ở cuộc thi Chiếc Thìa Vàng năm nay, anh Lê Văn Hải đội 59 - TT Hội nghị tiệc cưới Âu Lạc Thịnh đã nhận giải khuyến khích Vòng sơ kết phía Nam.

Chiếc Thìa Vàng: Hành trình hoa cỏ trở thành rau - 13

Đầu bếp Lê Võ Anh Duy, Lê Thị Ví và Nguyễn Minh Trí (đội 16 - Khu du lịch Bình Quới 1) một lần nữa lập “cú đúp” giải nhất với giải thưởng 50 triệu đồng nhờ một thực đơn đậm chất Việt Nam, nâng tầm bằng nhiều loại gia vị mới lạ, dân dã và lối trình bày tinh tế: Rau trúc linh cuốn bắp hoa bê kèm xốt tiêu rừng - Chả cua gan ngỗng kèm nước mắm chanh muối; Hải sản xốt lá ngạnh kèm xà lách bạc hà, bưởi hồng, mè rang; Gà Ngọc Linh nấu măng trúc, lá díp, nấm morel ăn kèm bún và Bánh khoai mật nhân hạt sen atisô.

8 giải nhì được trao cho Nhà hàng Thành Phát (Đăk Lăk - đội 44), Khách sạn Cẩm Thành (Quảng Ngãi - đội 52), Quán 79 Gia Bảo (Kon Tum - đội 45), Quán Nhi (Cần Thơ - đội 01), La Veranda Phú Quốc (Kiên Giang - đội 04), Khách sạn Palace Vũng Tàu (đội 34), Công ty TNHH Sea Links City (đội 31) và Nhà hàng Tiệc cưới Thắng Lợi 1 (An Giang - đội 02). Trị giá 40 triệu đồng/giải.

Chương trình Chiếc Thìa Vàng đã lên sóng đài truyền hình Vĩnh Long vào 11g30 trưa chủ nhật hàng tuần. Như vậy, các đầu bếp ham học hỏi đã có thể theo dõi cuộc thi từ xa.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập trang web chính thức của cuộc thi tại địa chỉ http://chiecthiavang.com, fanpage chính thức của cuộc thi tại https://www.facebook.com/chiecthiavang hoặc ứng dụng Chiếc Thìa Vàng trên điện thoại di động thông minh.

Hồng Nhung