Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục

(Dân trí) - Được mệnh danh là công trình “phá vỡ định luật vật lý”, cây cầu vừa là đường hầm cho xe đi lại, vừa là đường thủy để tàu bè thông thương hàng ngày.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, khiến trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục

Sự sáng tạo của con người dường như vô tận, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới. Và cây cầu nước Veluwemeer ở Hà Lan là một trong số đó.

Công trình được mệnh danh “phá vỡ định luật vật lý” khi trở thành cây cầu vừa là đường hầm cho xe qua lại, vừa là đường thủy để tàu bè thông thương. Vào thời điểm ra mắt, cầu Veluwemeer khiến thế giới “ngả mũ thán phục”.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục - 1

Cầu Veluwemeer là công trình khiến thế giới phải “ngả mũ thán phục”

Nằm ở địa phận thị trấn Harderwijk, thị trấn nhỏ thuộc miền đông của Hà Lan, cây cầu đặt theo tên của kiến trúc sư Veluwemeer Aqueduct.

Trước đó, vị kiến trúc sư này đã đưa ra ý tưởng táo bạo gần như không tưởng: xây dựng một cây cầu nước. Thiết kế độc đáo dự báo sẽ tiết kiệm nhiều chi phí thi công, phát huy hiệu quả tối đa và không làm cản trở giao thông.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục - 2
Cầu nước Veluwemeer nhìn từ trên cao

Nếu xây đường hầm sẽ tốn thời gian và công sức, cầu đường bộ cũng đồng nghĩa cần khoản ngân sách lớn. Cây cầu nước là giải pháp tối ưu đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.

Sau quá trình lên ý tưởng, cầu Veluwemeer được xây dựng để nối liền vùng lục địa của Hà Lan với hòn đảo nhân tạo Flevoland lớn nhất thế giới.

Công trình chính thức đi vào sử dụng từ năm 2002. Đó là tuyến đường dài 25 m, rộng 19 m và sâu 3 m. Khi cây cầu chính thức ra mắt, thế giới như “nín thở” chờ đợi công trình có một không hai này.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục - 3
Phía trên mặt nước, tàu thuyền vẫn qua lại như thường

Khác với những thiết kế cầu thông thường, cầu nước Hà Lan xây dựng trên hệ thống dẫn nước hiện đại cho phép lưu lượng giao thông liên tục và xuyên suốt từ trên cạn cho tới trên mặt nước.

Cụ thể, bên trên tàu đi lại dễ dàng, còn bên dưới làn đường cho xe cộ 28.000 chiếc lưu thông mỗi ngày. Các thiết kế này giúp ô tô và người đi bộ giảm bớt những đoạn đường vòng lên cầu thông thường, rút ngắn thời gian và khoảng cách.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục - 4
Nằm cách mặt nước biển chừng vài mét là đường hầm nơi các phương tiện công cộng lưu thông

Không chỉ khẳng định thành tựu trong vận tải đường thủy, đường bộ, cầu nước Veluwemeer độc đáo còn trở thành điểm du lịch hút khách.

Ngoài hai luồng giao thông này, các kiến trúc sư còn thiết kế lối đi bộ riêng ở hai bên cầu để du khách tản bộ, thưởng lãm vẻ đẹp ngoạn mục vùng sông nước xung quanh.

Có thể thấy, cầu nước Veluwemeer là công trình đột phá về kiến trúc và kỹ thuật. Kể từ khi xuất hiện, cây cầu được ví von như một công trình đảo ngược mọi định luật, nguyên tắc thường thấy trong vật lý tự nhiên.

Cây cầu phá vỡ định luật vật lý, trở thành kiệt tác khiến thế giới thán phục - 5
Cây cầu "đảo ngược mọi định luật, nguyên tắc thường thấy trong vật lý tự nhiên"

Nếu có dịp tận mắt chứng kiến, bất cứ ai cũng sẽ choáng ngợp với dòng xe tấp nập đi lại bên dưới, còn phía “trên đầu”, bên mặt nước mênh mông, tàu thuyền vẫn qua lại như thường.

Hoàng Hà

Video: Nguồn Sanjary Rahman/ IEngineering