Bí ẩn về ngôi nhà Bá Kiến hơn 100 năm tuổi ở làng Vũ Đại

(Dân trí) - Căn nhà có 3 gian được xây dựng theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ Việt Nam và được làm toàn bằng gỗ lim rắn chắc, bề thế. Người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng xưa.

Chuyện chưa kể về ngôi nhà hơn 100 năm tuổi đầy bí ẩn của “Bá Kiến”

Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 40km, tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân hiện vẫn còn một ngôi nhà cổ, tồn tại hơn 100 năm được xem là nguyên mẫu “nhà Bá Kiến” trong tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 40km, tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân hiện vẫn còn một ngôi nhà cổ, tồn tại hơn 100 năm được xem là nguyên mẫu “nhà Bá Kiến” trong tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao.
Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 900m2, cửa theo hương Tây – Nam. Theo các cụ cao niên trong làng, trước kia ngôi nhà này vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính (mất năm 1946) được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến nổi tiếng. Đến nay, trải qua rất nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử ngôi nhà đặc biệt này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và coi như báu vật của làng “Vũ Đại”.
Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 900m2, cửa theo hương Tây – Nam. Theo các cụ cao niên trong làng, trước kia ngôi nhà này vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính (mất năm 1946) được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến nổi tiếng. Đến nay, trải qua rất nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử ngôi nhà đặc biệt này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và coi như báu vật của làng “Vũ Đại”.
Theo tìm hiểu, nhà “Bá Kiến” tính đến nay đã qua 7 đời chủ, người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng lúc bấy giờ. Cụ đã thuê một tốp thợ mộc hơn 20 người ở phủ Lý Nhân làm ròng rã gần 1 năm mới xong.
Theo tìm hiểu, nhà “Bá Kiến” tính đến nay đã qua 7 đời chủ, người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng lúc bấy giờ. Cụ đã thuê một tốp thợ mộc hơn 20 người ở phủ Lý Nhân làm ròng rã gần 1 năm mới xong.
Cụ Hanh mất đi người thừa kế lại ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Là người chơi bời, rượu chè nên Cựu Cát nhiều lần vay tiền ngụy viên Bắc Kỳ Bá Bính. Thời đó, Bá Bính làm quan to nên nhiều người đi hầu, đất của ông ta rộng gần nửa làng Đại Hoàng. Ngôi nhà này được Bá Bính mua lại để làm nhà thờ.
Cụ Hanh mất đi người thừa kế lại ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Là người chơi bời, rượu chè nên Cựu Cát nhiều lần vay tiền ngụy viên Bắc Kỳ Bá Bính. Thời đó, Bá Bính làm quan to nên nhiều người đi hầu, đất của ông ta rộng gần nửa làng Đại Hoàng. Ngôi nhà này được Bá Bính mua lại để làm nhà thờ.
Sau này khi Bá Bính mất đi đã để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Tuy nhiên, với bản tính chơi bời, nghiện rượu, Binh Tảo đã mang đồ đạc, nhà cửa đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).
Sau này khi Bá Bính mất đi đã để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Tuy nhiên, với bản tính chơi bời, nghiện rượu, Binh Tảo đã mang đồ đạc, nhà cửa đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).
Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa, cháu cụ Cai Hậu. Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà này nên đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) để mua lại với giá 700 triệu đồng. Trải qua nhiều đời chủ, nhưng kiến trúc ngôi nhà còn khá nguyên vẹn, tất cả được giữ nguyên cho đến hôm nay.
Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa, cháu cụ Cai Hậu. Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà này nên đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) để mua lại với giá 700 triệu đồng. Trải qua nhiều đời chủ, nhưng kiến trúc ngôi nhà còn khá nguyên vẹn, tất cả được giữ nguyên cho đến hôm nay.
Theo đó, căn nhà có 3 gian được xây dựng theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ Việt Nam và được làm toàn bằng gỗ lim rắn chắc, bề thế. Trong đó, có 16 cây cột gỗ lim, mỗi chân cột đều được kê đá tảng xanh bề thế.
Theo đó, căn nhà có 3 gian được xây dựng theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ Việt Nam và được làm toàn bằng gỗ lim rắn chắc, bề thế. Trong đó, có 16 cây cột gỗ lim, mỗi chân cột đều được kê đá tảng xanh bề thế.
Diện tích mặt sân trước ngôi nhà là khoảng 70 m2 được lát bằng gạch nung rơm nên rất bền, dù đã trải qua thăng trầm cùng ngôi nhà nhưng phần gạch này vẫn chưa hề bị hư hỏng.
Diện tích mặt sân trước ngôi nhà là khoảng 70 m2 được lát bằng gạch nung rơm nên rất bền, dù đã trải qua thăng trầm cùng ngôi nhà nhưng phần gạch này vẫn chưa hề bị hư hỏng.
Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp theo đúng nhà truyền thống Bắc Bộ xưa.
Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp theo đúng nhà truyền thống Bắc Bộ xưa.
Phía trước ngôi nhà được xây dựng một bể nước hình chữ nhật khoảng 2m2 mà theo lý giải của nhiều người là để hợp với phong thủy ngôi nhà.
Phía trước ngôi nhà được xây dựng một bể nước hình chữ nhật khoảng 2m2 mà theo lý giải của nhiều người là để hợp với phong thủy ngôi nhà.
Xưa kia ngôi nhà này có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Trước đây, ngôi nhà ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách
Xưa kia ngôi nhà này có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Trước đây, ngôi nhà ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách
Đường dẫn vào ngôi nhà cổ được chính quyền địa phương dựng bảng chỉ dẫn cho người dân.
Đường dẫn vào ngôi nhà cổ được chính quyền địa phương dựng bảng chỉ dẫn cho người dân.

Hà Trang

Ảnh, Video: Toàn Vũ