Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc”

(Dân trí) - Từ một địa điểm vốn được coi là “thảm họa hạt nhân tồi tệ” trong lịch sử loài người, bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách mạo hiểm vẫn tìm tới “địa điểm chết chóc” này để thăm thú.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn vào thăm “địa điểm chết chóc”

Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, biến khu vực thảm họa Chernobyl thành địa điểm hút khách, mới đây chính phủ Ukraine quyết định mở một phòng điều khiển lò phản ứng phóng xạ cao để du khách tới tham quan.

Phòng điều kiển lò phản ứng 4 của Chernobyl ở Ukraine là nơi trước kia các kỹ sư đã tắt máy làm mát lò phản ứng hạt nhân trong cuộc thử nghiệm diễn ra vào tháng 4/1986. Hành động này cũng là một trong những lý do dẫn tới vụ nổ thảm khốc khiến 28 người tử vong ngay sau đó, tòa bộ khu vực xung quanh bị nhiễm chất thải phóng xạ.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” - 1
Quang cảnh ở “vùng đất chết”

Đó là câu chuyện của hơn 30 năm trước. Nhưng ngày nay, một số khu vực ở Chernobyl vẫn có nồng độ nhiễm phóng xạ cao. Vậy nên, rõ ràng đây không phải là điểm đến hoàn hảo.

Nghe có vẻ “điên rồ” nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết không ít người sẵn sàng chi tiền để có cơ hội đặt chân tới căn phòng nơi từng chứng kiến thảm họa hạt nhân tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Và những công ty lữ hành được cấp phép sẵn sàng giúp du khách biến giấc mơ thành hiện thực.

Đó là khu vực có mái vòm khổng lồ che phủ toàn bộ lò phản ứng bị phá hủy để ngăn chặn chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài. Căn phòng điều kiển ở lò phản ứng số 4 nằm dưới vòm ngăn cách bằng thép có trọng lượng 36.000 tấn.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” - 2
Bên trong căn phòng điều kiển lò phản ứng hạt nhân 4

Du khách cần suy nghĩ tận trọng trước khi quyết định bước vào trong. Với những người ưa mạo hiểm, muốn thử thách bản thân tới lò phản ứng 4 “khét tiếng” sẽ được cung cấp trang phục bảo hộ, mặt nạ chống độc và chỉ được lưu lại ở thời gian ngắn.

Trên thực tế, các chuyến tham quan chỉ giới hạn trong vòng 5 phút nhằm ngăn chặn bức xạ quá mức. Sau khi kết thúc chuyến tour, du khách phải trải qua 2 bài kiểm tra chụp X quang để đo mức độ phơi nhiễm.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” - 3

Kết thúc chuyến tour, du khách phải đo 2 lần mức độ nhiễm phóng xạ

Các nhân viên tại đây cho biết, bụi phóng xạ được coi là mối đe dọa lớn nhất. Nếu ai đó vô tình chạm vào thứ gì trong phòng, họ có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ nguy hiểm. Để ngăn chặn điều này, các thiết bị được phun một loại chất hóa học nhằm giữ bụi.

Theo ông Yaroslav Yemelianenko, Giám đốc công ty lữ hành có dịch vụ tham quan vùng thảm họa Chernobyl, khách du lịch tới thăm phòng điều kiển lò phản ứng có nguy cơ bị phơi nhiễm dưới 4 micro-sievert (đơn vị đo liều lượng phóng xạ). Con số này nhỏ hơn lượng bức xạ trên chuyến bay xuyên Đại Tây Dương kéo dài 1 tiếng.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” - 4

Nhiều cảnh báo về “vùng đất chết” được đưa ra nhưng đến nay vẫn không ngăn nổi những vị khách “máu liều”. Cảnh sát địa phương cho biết, trong năm 2019, họ đã bắt giữ 323 “nhà thám hiểm tự do” đi lại quanh nơi bỏ hoang tại khu vực thảm họa.

Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” - 5

Theo các nhà điều hành tour du lịch địa phương, sự quan tâm của du khách với Chernoby đã bùng nổ kể từ sau loạt phim bom tấn về thảm họa hạt nhân tại vùng này khởi chiếu trên kênh HBO hồi tháng 5/2019. Lượng khách đặt tour cũng từ đó tăng lên tới 30 %.

Hoàng Hà

Theo Odd/ IP