Báo Anh viết về động vật quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam

(Dân trí) - Báo Anh tỏ ra khá quan tâm tới việc tìm thấy lại Sao la ở Việt Nam. Đây là loài động vật quý hiếm bậc nhất thế giới và đang có nguy cơ tuyệt chủng trước cả khi giới khoa học có dịp tìm hiểu kỹ hơn về loài động vật bí ẩn này.

Dưới đây là bài viết đăng trên tờ Dailymail của Anh:

Sao la là một trong những loài động vật quý hiếm nhất trên hành tinh. Loài vật này tưởng như đã biến mất khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng gần đây nó đã được phát hiện trở lại trong rừng Trường Sơn, thuộc miền Trung Việt Nam.

Hình ảnh của một chú Sao la đã bất ngờ lọt vào ống kính máy ảnh đặt trong rừng sâu. Đây là lần đầu tiên loài động vật có sừng đang rơi vào nguy cơ tuyệt chủng này được nhìn thấy trong tự nhiên sau 15 năm biến mất không dấu vết khiến các nhà khoa học Việt Nam tưởng Sao la đã không còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.

Sao la có hình hài giống với linh dương, sống trong rừng sâu, rất khó tìm thấy. Những hình ảnh về chú Sao la mới được phát hiện hồi tháng 9 vừa qua đã đem lại cho giới nghiên cứu sinh vật học Việt Nam niềm vui lớn khi biết loài động vật quý hiếm này vẫn còn tồn tại trong tự nhiên.

Vừa mới đây, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã chính thức công bố những hình ảnh hiếm có về một chú Sao la bất ngờ xuất hiện trở lại trong rừng già Việt Nam. Chú Sao la hiếm hoi đã được máy ảnh chụp hình lại khi đang thong thả đi trên thảm lá dày.

Báo Anh đăng tin về việc tìm thấy lại sao la ở Việt Nam

Một trong những loài động vật hiếm có nhất hành tinh - Sao la - đã được tìm thấy trở lại trong rừng già ở miền Trung Việt Nam.

Ông Văn Ngọc Thịnh, giám đốc quỹ WWF tại Việt Nam cho biết: “Khi chúng tôi lần đầu tiên quan sát những hình ảnh này, chúng tôi đã không thể tin vào mắt mình. Sao la được những nhà bảo tồn thiên nhiên ở Đông Nam Á coi như báu vật, vì vậy, chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Đây là một phát hiện mang tính đột phá, đem lại hi vọng cho việc gia tăng số lượng loài động vật này”.

Sao la lần đầu tiên được tìm thấy ở vùng núi hẻo lánh gần biên giới Việt Nam - Lào hồi năm 1992, khi đó, một nhóm các nhân viên của quỹ WWF cùng các kiểm lâm Việt Nam đã tìm thấy một hộp sọ của loài động vật có sừng rất lạ trong ngôi nhà của một thợ săn địa phương. Sau phát hiện này, họ đã truy tìm tung tích của loài động vật bí ẩn.

Theo WWF, việc tìm thấy sao la được coi là phát hiện mới đầu tiên và duy nhất về một loài động vật có vú kích thước lớn trong vòng hơn 50 năm trở lại đây.

Báo Anh đăng tin về việc tìm thấy lại sao la ở Việt Nam

Đây là hình ảnh được chụp bởi một chiếc camera đặt trong rừng sâu. Chú sao la đã vô tình lọt vào khuôn hình. Đây là lần đầu tiên loài động vật đã bị rơi vào danh sách đe dọa tuyệt chủng được tìm thấy trở lại trong môi trường tự nhiên sau 15 năm mất tích.

Sao la là một loài động vật khá nhút nhát, dù ăn thực vật nhưng chúng không bao giờ dám lại gần các cánh đồng của nông dân địa phương hoặc xuất hiện gần các ngôi làng. Trước đây, những con Sao la được nuôi nhốt đều chết sau khoảng vài tháng khiến các nhà khoa học tin rằng loài động vật này không thể sống trong điều kiện nuôi nhốt.

Báo Anh đăng tin về việc tìm thấy lại sao la ở Việt Nam

Một con Sao la trưởng thành có chiều cao từ chân lên đến vai vào khoảng 80-90cm và toàn thân dài khoảng 150cm. Hai chiếc sừng mọc song song với phần mũi sắc nhọn, có thể dài tới 50 cm. Bức hình được chụp năm 1993.

Loài vật mới đây đã được tìm thấy trở lại trong rừng già Việt Nam.

Loài vật mới đây đã được tìm thấy trở lại trong rừng già Việt Nam.

Những hình ảnh mới nhất về chú Sao la tìm thấy tại rừng già miền Trung Việt Nam.

20 năm sau khi giới khoa học phát hiện ra sự tồn tại của sao la, nó vẫn là loài động vật bí ẩn, khó tiếp cận để nghiên cứu.

Theo WWF, có lẽ trên khắp thế giới chỉ còn khoảng vài trăm cá thể Sao la. Tại khu vực gần biên giới Việt Nam - Lào có thể có vài chục chú Sao la đang sinh sống.

Loài vật mới đây đã được tìm thấy trở lại trong rừng già Việt Nam.

Ngày ngày kiểm lâm ở gần biên giới Việt Nam - Lào đều vào rừng để gỡ những chiếc bẫy mà thợ săn đặt trộm để giảm thiểu những nguy hiểm có thể xảy đến cho loài động vật quý hiếm mới được phát hiện trở lại này. 

Bích Ngọc
Theo DM