Lễ rước vua "sống" trên kiệu ngả nghiêng ở Hà Nội

(Dân trí) - Lễ rước vua và chúa ở đến Sái (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra vào ngày 11/1 Ân lịch hàng năm để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Lễ độc đáo bởi có người thật vào vai vua và chúa trong hóa trang đặc sắc, đặc biệt cách rước kiệu cũng "chẳng giống ai" khi liên tục nghiêng ngả, tới lui biến hóa.

Xem: Lễ rước vua "sống" trên kiệu ngả nghiêng ở Hà Nội


Hàng năm vào ngày 11 tháng Giêng, tại đền Sái ở thôn Thuỵ Lôi (xã Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lễ rước vua giả và chúa giả. Lễ hội này để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Trong quá trình đắp thành, các tiên nữ đêm đến lại xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng bị thần ma gà dọa nên các cô bỏ chạy về trời khiến thành gắp mãi chưa xong.

Hàng năm vào ngày 11 tháng Giêng, tại đền Sái ở thôn Thuỵ Lôi (xã Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lễ rước vua giả và chúa giả. Lễ hội này để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Trong quá trình đắp thành, các tiên nữ đêm đến lại xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng bị thần ma gà dọa nên các cô bỏ chạy về trời khiến thành gắp mãi chưa xong.


Năm nay ông Nguyễn Vũ Quý 71 tuổi (thôn Thụy Lôi) được chọn làm nhân vật đóng vai vua.

Năm nay ông Nguyễn Vũ Quý 71 tuổi (thôn Thụy Lôi) được chọn làm nhân vật đóng vai vua.


Bốn vị cao niên khác trong làng được chọn làm bốn quan đi theo sau đoàn rước vua và chúa.

Bốn vị cao niên khác trong làng được chọn làm bốn quan đi theo sau đoàn rước vua và chúa.


Từ sáng sớm, kiệu vua và kiệu chúa cùng các võng quan được rước ra đền Thượng tại núi Sái.

Từ sáng sớm, kiệu vua và kiệu chúa cùng các võng quan được rước ra đền Thượng tại núi Sái.


Ông Lê Quang Bản 69 tuổi (thôn Thụy Lôi) năm nay được chọn là chúa. Kiệu chúa luôn được rước đi đầu đoàn.

Ông Lê Quang Bản 69 tuổi (thôn Thụy Lôi) năm nay được chọn là chúa. Kiệu chúa luôn được rước đi đầu đoàn.


Theo sau là kiệu vua, được sơn son, thếp vàng.

Theo sau là kiệu vua, được sơn son, thếp vàng.


Gương mặt chúa được hóa trang cầu kỳ, đầy vẻ quyền uy.

Gương mặt chúa được hóa trang cầu kỳ, đầy vẻ quyền uy.


Cứ di chuyển được một quãng đường ngắn, nhóm thanh niên lại hô to ba tiếng dô, rồi nâng cao, hạ thấp kiệu chúa và chạy nhanh về mọi phía để dẹp đường.

Cứ di chuyển được một quãng đường ngắn, nhóm thanh niên lại hô to ba tiếng "dô", rồi nâng cao, hạ thấp kiệu chúa và chạy nhanh về mọi phía để dẹp đường.


Đi theo sát kiệuvua là võng quan Thự Vệ.

Đi theo sát kiệuvua là võng quan Thự Vệ.


Tiếp sau là quan Tán Lý.

Tiếp sau là quan Tán Lý.


Quan Đề Lĩnh.

Quan Đề Lĩnh.


Một em bé ngủ ngon lành trên vai bố đi theo đoàn rước.

Một em bé ngủ ngon lành trên vai bố đi theo đoàn rước.


Theo mỗi kiệu rước chúa là 12 thanh niên khỏe mạnh. Vừa rước, họ vừa làm nhiều động tác lắc nghiêng kiệu, coi đây là nét đặc sắc của ngày hội.

Theo mỗi kiệu rước chúa là 12 thanh niên khỏe mạnh. Vừa rước, họ vừa làm nhiều động tác lắc nghiêng kiệu, coi đây là nét đặc sắc của ngày hội.


Lễ hội rước vua và chúa ở đền Sái luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách.

Lễ hội rước vua và chúa ở đền Sái luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách.

Mạnh Thắng - Xuân Ngọc