PhotoStory

Chàng trai mang cả "khu rừng" nhiệt đới vào bình thủy tinh

Thực hiện: Trịnh Nguyễn

(Dân trí) - Với tình yêu thiên nhiên và quan tâm đến những giá trị của môi trường đối với con người, anh Võ Hưng (Tp Thủ Đức) đã tìm hiểu về môn nghệ thuật làm vườn cây trong bình thủy tinh.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 1

Bên trong không gian khu rừng thu nhỏ được trang trí bắt mắt, hài hòa giữa thiên nhiên và cảnh vật.

Terrarium hay Aquarium là tên gọi chỉ mô hình hệ sinh thái gồm đất, sỏi, nước, cây cối và có thể là động vật bên trong những chiếc hộp thủy tinh. Những khu rừng nhiệt đới thu nhỏ được nhiều người quan tâm bởi vẻ đẹp, độc đáo, cũng như mang ý nghĩa với môi trường sống hiện nay.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 2

Là một diễn viên từng tham gia đóng nhiều phim điện ảnh, anh Võ Hưng (28 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) có niềm đam mê với những mô hình thiên nhiên thu nhỏ.

''Khi mình đam mê tạo ra những mô hình bể terrarium như này thì cảm thấy yêu thiên nhiên nhiều hơn và đặc biệt quan tâm đến giá trị của môi trường tác động đến con người'', anh Hưng nói.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 3

''Mỗi sản phẩm hoàn thiện cần khoảng 2 đến 3 ngày, có sản phẩm phải làm đi làm lại mất đến cả tháng. Bổ sung thêm cây là công đoạn khó nhất vì bố cục cũng thay đổi. Mình cần phải tập kiên nhẫn cho từng sản phẩm'', anh Hưng nói thêm.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 4

Những loại cây nhiệt đới như đại hồng diệp, cây may mắn, sam hương, trầu bà nước... rất phù hợp với môi trường bán thủy sinh.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 5

Sau hơn 2 năm trải nghiệm và tìm hiểu, anh Hưng coi việc nuôi dưỡng và chăm sóc cây cũng là chăm sóc cho bản thân và cuộc sống. Việc kinh doanh mô hình cũng mang lại thu nhập khoảng 80 đến 100 triệu/tháng.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 6

''Trước đây, việc đi đóng phim mình coi là công việc chính nhưng giờ mình dành gần như toàn thời gian cho cây, chăm sóc cây cũng vui lắm, như chăm sóc cho bản thân vậy. Thỉnh thoảng mình cũng đi diễn để kiếm thêm thu nhập'', anh Hưng cho biết.   

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 7

Đi ''shopping'' là từ được anh Hưng dùng để chỉ việc lựa chọn loại cây phù hợp để trang trí cho ''khu rừng'' thêm độc đáo. Ban đầu, đây chỉ là việc làm thêm lúc rảnh rỗi nhưng lâu dần anh coi đây là công việc chính còn nghề diễn viên là phụ.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 8

Khu rừng thu nhỏ không chỉ là một phương tiện trang trí đẹp mắt mà còn tạo nên không gian thiên nhiên yên bình và đặc biệt giúp con người ý thức hơn về môi trường sống khi thiên tai, bão lũ ngày càng xảy ra nhiều.

Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 9
Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 10
Chàng trai mang cả khu rừng nhiệt đới vào bình thủy tinh - 11

Mô hình có nhiều mẫu mã đa dạng, bắt mắt, mỗi sản phẩm có giá trung bình từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng, tùy theo kích thước.

Hình thức nuôi dưỡng cây trong bình thủy tinh đã xuất hiện từ xa xưa. Tuy nhiên, terrarium hiện đại bắt đầu từ năm 1827. Bác sĩ Nathaniel Ward, một người rất yêu thích cây cỏ tại London (Anh) có ý định trồng một số cây trong vườn nhà mình nhưng cây liên tục chết do không khí ô nhiễm.

Khi thử đưa các cây này vào trồng trong một cái lọ thủy tinh, ông nhận thấy chúng phát triển khỏe hơn hẳn. Bác sĩ Ward cho rằng nhiều loài cây sẽ sống rất tốt nếu được bảo vệ khỏi không khí ô nhiễm. Thế là ông quyết định theo đuổi con đường nghiên cứu, phát triển những khu vườn tí hon trong bình thủy tinh này.