Cận cảnh cây sưa trăm tỷ đồng sắp được mang đấu giá ở Hà Nội

(Dân trí) - Cây sưa đỏ nằm trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính có tuổi đời khoảng 130 năm tuổi, ở thời kỳ gỗ sưa đắt đỏ, cây từng được định giá lên tới 100 tỷ.

Cận cảnh cây sưa trăm tỷ đồng sắp được mang đấu giá ở Hà Nội

Cận cảnh cây sưa trăm tỷ đồng sắp được mang đấu giá ở Hà Nội - 1
Cây sưa đỏ quý nằm trong khuôn viên chùa làng của thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Cây được xác định có tuổi đời vào khoảng 130 năm, cao 8m với đường kính 1m. Xung quanh chuyện mua bán cây sưa này đến nay vẫn tồn tại những câu chuyện ly kỳ.
Cây sưa đỏ quý nằm trong khuôn viên chùa làng của thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Cây được xác định có tuổi đời vào khoảng 130 năm, cao 8m với đường kính 1m. Xung quanh chuyện mua bán cây sưa này đến nay vẫn tồn tại những câu chuyện ly kỳ.
Vào năm 2010, một nhánh của cây sưa bị gãy đổ và được bán theo hình thức đấu giá cho một đại gia gỗ ở Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) với giá 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xe chở số gỗ sưa trên vừa ra khỏi địa phận xã Hòa Chính, sang xã Đồng Phú thì bị Công an huyện Chương Mỹ kiểm tra, tạm giữ.
Vào năm 2010, một nhánh của cây sưa bị gãy đổ và được bán theo hình thức đấu giá cho một đại gia gỗ ở Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) với giá 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xe chở số gỗ sưa trên vừa ra khỏi địa phận xã Hòa Chính, sang xã Đồng Phú thì bị Công an huyện Chương Mỹ kiểm tra, tạm giữ.
Đến năm 2015, số gỗ sưa bị tạm giữ được bán đấu giá thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng. Vụ bán đấu giá này gây xôn xao mất một thời gian dài.
Đến năm 2015, số gỗ sưa bị tạm giữ được bán đấu giá thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng. Vụ bán đấu giá này gây xôn xao mất một thời gian dài.
Ông Nguyễn Xuân Ngợi (76 tuổi), Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Phụ Chính cho biết, năm 2013 cây từng bị các đối tượng lạ mặt cắt trộm một nhánh. Sau sự việc đó, người dân trong làng đã họp bàn và quyết định góp tiền mua sắt quấn quanh thân cây. Đồng thời cử ra một tổ bảo vệ túc trực trông nom cây cả ngày lẫn đêm.
Ông Nguyễn Xuân Ngợi (76 tuổi), Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Phụ Chính cho biết, năm 2013 cây từng bị các đối tượng lạ mặt cắt trộm một nhánh. Sau sự việc đó, người dân trong làng đã họp bàn và quyết định góp tiền mua sắt quấn quanh thân cây. Đồng thời cử ra một tổ bảo vệ túc trực trông nom cây cả ngày lẫn đêm.
Vào thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây sưa từng được trả giá là 26 triệu/kg tương đương trên 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Ngợi, ở thời điểm hiện tại giá gỗ sưa chững chỉ khoảng 12 triệu đồng/kg, tương đương khoảng 50 tỷ.
Vào thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây sưa từng được trả giá là 26 triệu/kg tương đương trên 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Ngợi, ở thời điểm hiện tại giá gỗ sưa chững chỉ khoảng 12 triệu đồng/kg, tương đương khoảng 50 tỷ.
Hiện tại, một phần thân cây đã hư hỏng, mục rỗng ở bên ngoài.
Hiện tại, một phần thân cây đã hư hỏng, mục rỗng ở bên ngoài.
Người dân thôn Phụ Chính đã nhiều lần làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây và mới đây mới nhận được sự đồng ý.
Người dân thôn Phụ Chính đã nhiều lần làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây và mới đây mới nhận được sự đồng ý.
“Cây đã có một phần gốc bị chết, nếu để thêm vài năm nữa, mưa gió ngấm dần bên trong thì có thể sẽ mục rỗng, hư hỏng. Dân chúng tôi rất xót của và mong muốn được bán đấu giá sớm, số tiền sẽ được thống nhất dùng vào các việc kiến thiết, xây dựng các công trình phúc lợi của thôn”, ông Ngợi Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Phụ Chính nói.
“Cây đã có một phần gốc bị chết, nếu để thêm vài năm nữa, mưa gió ngấm dần bên trong thì có thể sẽ mục rỗng, hư hỏng. Dân chúng tôi rất xót của và mong muốn được bán đấu giá sớm, số tiền sẽ được thống nhất dùng vào các việc kiến thiết, xây dựng các công trình phúc lợi của thôn”, ông Ngợi Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Phụ Chính nói.
Trong khi đó, bà Đinh Thị Sử, người dân thôn Phụ Chính cho biết rất vui khi cây sưa quý được UBND TP Hà Nội đồng ý cho bán đấu giá. “Nếu giờ không bán, chỉ sợ một thời gian nữa cây sẽ thành củi mục, lúc đó bán cũng không có giá trị. Nguyện vọng của người dân là được dùng số tiền bán đấu giá để phục vụ kiến thiết các công trình trong thôn”, bà Sử nói.
Trong khi đó, bà Đinh Thị Sử, người dân thôn Phụ Chính cho biết rất vui khi cây sưa quý được UBND TP Hà Nội đồng ý cho bán đấu giá. “Nếu giờ không bán, chỉ sợ một thời gian nữa cây sẽ thành củi mục, lúc đó bán cũng không có giá trị. Nguyện vọng của người dân là được dùng số tiền bán đấu giá để phục vụ kiến thiết các công trình trong thôn”, bà Sử nói.
Ngoài cây sưa đỏ quý, trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính vẫn còn một cây sưa với tuổi đời trên 100 năm tuổi. Cây có 2 nhanh chính, 4 nhánh phụ và được người dân quấn dây thép gai xung quanh gốc để bảo vệ.
Ngoài cây sưa đỏ quý, trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính vẫn còn một cây sưa với tuổi đời trên 100 năm tuổi. Cây có 2 nhanh chính, 4 nhánh phụ và được người dân quấn dây thép gai xung quanh gốc để bảo vệ.
Hiện, người dân thôn Phụ Chính vẫn luôn cử đội bảo vệ trông nom, túc trực hai cây sưa quý.
Hiện, người dân thôn Phụ Chính vẫn luôn cử đội bảo vệ trông nom, túc trực hai cây sưa quý.

Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo xã Hòa Chính cho biết hiện chưa có văn bản đồng ý của TP Hà Nội về việc bán cây sưa đỏ trong chùa làng thôn Phụ Chính. “Việc bán cây sưa đỏ đã được người dân trong xã xin phép bán từ lâu nhưng chưa được sự chấp thuận. Chúng tôi đang chờ hướng dẫn của các cấp ban ngành, nếu được thì mới bàn cụ thể đến các bước tiếp theo”, ông Chính nói.

Trong khi đó, ông Đinh Mạnh Hùng, chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, lãnh đạo thành phố mới chỉ dừng ở việc giao các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính trình tự các thủ tục để khai thác và sử dụng gỗ sưa theo quy định của pháp luật và báo cáo thành phố trước ngày 20/10/2018.

Hà Trang

Ảnh, Video: Trọng Trinh