Bạn đọc viết:

Tại sao lại có “Chùa Thầy” và Tại sao sinh viên phải đi “Chùa Thầy”?

Theo bạn kiencukhoai, với cơ chế đào tạo và tuyển dụng của ngành giáo dục hiện nay và với mức lương như hiện nay của giáo viên ắt sẽ xảy ra tiêu cực.

Để tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi xin trích đăng riêng ý kiến của một bạn đọc từ địa chỉ email: kiencukhoai@gmail.com.
Tại sao lại có “Chùa Thầy” và Tại sao sinh viên phải đi “Chùa Thầy”? - 1
(Ảnh minh hoạ)
Theo bạn đọc:
1- Các thầy cô cũng dày công đi học mài nát giảng đường để ra được trường

2- Điểm thi vào Đại học đã cao 25,26/30 cho 3 môn thi (Thi 3 chung thì không chấp)

3- Bằng Khá Giỏi đã đành lại còn phải thi cử lòng vòng mới được làm giảng viên

4- Yêu cầu có bằng TOEFL ibt, IELTS (chi phí cho 1 lần thi 200 USD) chưa tính số tiền bỏ ra để ôn thi cao gấp 10 lần chi phí thi. Cái này liên quan đến chiến lược thích nghi, dạy và học theo chuẩn quốc tê cụ thể như Hoa kì.

5- Có trình độ thấp nhất là Thạc sĩ (Mất từ 2 đến 3 năm để có 1 tấm bằng)

6- Lương mới ra trường sau 1 năm thử việc (quá trình thử việc thì dùng tạm học bổng UTACHI) = ((2,34x730.000) x 35% phụ cấp) - 5% thất nghiệp. Trong đó chi cho tiền thuê nhà trung bình 1500000 đồng mỗi tháng nếu không muốn chui vào ổ chuột như sinh viên, tiền ăn không lẽ 1000000 đồng cho 30 ngày? tiền điện thoại mua sim khuyến mại, điện nước, xăng xe?

7- Định mức giảng dạy giảng viên thường là 285 tiết/1 năm, định mức NCKH 165 tiết /1năm

Vậy câu hỏi sẽ là:

1- Với chừng ấy tiền như mục 6 ở trên, giảng viên ăn không khí, uống không khí, sống bằng niềm tin của sự liêm khiết, thanh bạch và hàng đêm soạn giáo án để lên lớp cho ra những bài giảng hay, đề tài NCKH có chất lượng và sát với thực tiễn liệu có phù hợp không hỡi các em sinh viên? Đấy còn chưa kể giảng viên ĐH khác với giáo viên THPT ở 1 chỗ duy nhất là họ được thêm 5% phụ cấp nhưng yêu cầu về năng lực sự cống hiến phải nhiều hơn gấp nhiều lần cái 5% kia.

2- Với câu hỏi khó trả lời trên, sinh viên thấy bộ dạng giảng viên khi lên lớp thế nào? Họ vẫn phải miệt mài, vẫn say mê, vẫn tươi cười và vẫn dạy đúng nội dung bài giảng đấy thôi! Vậy điều gì khiến họ làm được những điều đó?

3- Chương trình GD đại học thì luôn thay đổi theo từng ngày bởi cách thí nghiệm không hợp lý trên diện rộng của Bộ GDĐT theo triết lý: “Sinh viên thì không thay đổi, chương trình thì luôn thay đổi”. Ví dụ như: chuẩn đầu ra mỗi trường một kiểu nhưng khi sinh viên TN ra trường đi làm hưởng mức lương khởi điểm như nhau.

Thử hỏi mấy ai trong số 53 tỉnh thành của Việt nam dám đứng lên “nói không với tiêu cực” như Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương để rồi bị các vị “Nghị sĩ” của HĐND tỉnh Bình Dương lên án bởi con em của họ đã thi thật, kết quả thật không được cao như các tỉnh bạn bè và để còn ra oai với những nước có nền giáo dục lạc hậu.

Các bạn sinh viên có suy nghĩ gì với kết quả của những Trường THPT có kết quả đậu tốt nghiệp tú tài 0% năm 2007-2008 vọt lên mức 80% (Xem thêm phân tích tại trang web của Bộ GDĐT)? Thế hệ sau 2 năm học giỏi hơn chăng?

4- Với hơn 200 trường ĐH và CĐ trong những năm 2002, năm 2010 Việt nam có trên 400 trường với trang thiết bị thiếu và lạc hậu, giảng viên thì đi vay mượn để dạy hàng ngàn sinh viên trong vài dãy nhà cấp bốn lụp xụp. Những năm đầu thế ki 21 trở về trước thi đâu ĐH là 1 niềm vinh dự cho cả 1 dòng họ còn bây giờ phổ cập ĐH nên ai thích và muốn cộng với có tiền thì đi học ĐH, đến mùa nhập học mỗi thí sinh cõng trên mình vài chục chiếc giấy báo nhập học từ các trường ĐH với mức điểm sàn thấp như thể là “biếu không, cho không” bởi điểm thi thật thì ít mà điểm khuyến mại như khu vực, đối tượng và cả những cái trời ơi đất hỡi để có thể vẽ ra điểm cho bằng điểm sàn qui định của Bộ?

Số đông a dua đi “chùa Thầy” như trong bài viết biết đâu lại là đối tượng này?

5- Đào tạo theo “nhu cầu xã hội” nhưng thử hỏi đã có ai, cơ quan nào thống kê xem xã hội đang cần gì không? “Một câu hỏi lớn không lời đáp” bởi hầu hết các cơ quan, công sở không phải là nơi của các em sinh viên nhà nghèo khi TN ra trường.

Một bộ phận có chức có quyền đã ngấm ngầm đưa con cháu mình dù học cái gì cũng được thấp xa dưới mức chuẩn vào chiếm chỗ trong cơ quan nhà nước để rồi sau đó đi học nâng chuẩn với vỏ bọc tại chức.

Thế nên mới có hiện tượng bằng cấp cao thì càng khó xin việc hay cử nhân về quê cày ruộng như các báo đã đăng. “Những việc cần làm ngay” của thời kì “đổi mới” là những thuật ngữ cổ của từ vựng tiếng Việt hiện đại!

Thiết nghĩ cần phải lên tiếng bởi tại sao sinh viên phải đi “chùa Thầy”? Vì điểm cao để đi xin việc? Đánh bóng bảng điểm của bản thân? Hay đơn thuần vì môn học khó? Vì Thầy cô cần tiền?...

Mọi nguyên căn và gốc rễ của vấn đề cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Câu hỏi này xin dành cho những ai quan tâm và không có cái nhìn phiến diện!

 

kiencukhoai@gmail.com