1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang:

“Độ gà” tung hoành trong lễ hội làng cổ

(Dân trí) - Ngày 20-22 tháng Giêng (tức ngày 5-7/3 dương lịch), hội làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) chính thức khai hội. Được biết đến là một trong những làng gà chọi nổi tiếng khắp cả nước, làng Thổ Hà được dân “độ gà” háo hức “ghé thăm”.

“Độ gà” tung hoành trong lễ hội làng cổ - 1

 
Ngay từ sớm, các tay “độ gà” đã đem gà của mình phục sẵn ở các sới sau sân đình. Gà chọi chủ yếu từ các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng… sang “chiến” với gà Thổ Hà. Mỗi đội gà thường có 1-2 gà chiến với 4-5 người (người chữa vết thương, người cầm “keo tiền” ra giá “hồ gà”...). Gà chiến luôn được bảo vệ như báu vật.

 

Những đội chọi gà nhà cũng đã được “xếp quân” sẵn sàng đón tiếp những đội gà khách. Các sới gà chọi trong chính hội thường diễn ra khá khiêm tốn; theo quy định của BTC thì chọi gà chỉ được diễn ra tới 18h. Vì vậy các sới gà được chuyển vào trong làng. Đội nào muốn tham gia phải góp cho chủ sới 200.000đ/trận.
 
 
“Độ gà” tung hoành trong lễ hội làng cổ - 2
Những sới gà mọc san sát trong làng.

 

Theo chân dân “độ gà”, chúng tôi xâm nhập vào nhà H. “sới”. Con hẻm vào sới như hẹp hơn mọi ngày bởi lượng người đổ vào sới quá đông. Không chỉ phục vụ các trận “độ gà” mà công tác hậu cần, đảm bảo an ninh ở đây rất có uy tín. Chỉ cần có khách lạ vào sới là dân độ bên trong đã được báo tin để tẩu tán tiền.

 

Để đảm bảo an toàn, các tay độ thường ra giá bằng ám hiệu (bắt tay, vỗ tay, vỗ vào tấm cót…) chứ hiếm khi dùng tiền mặt.
 
“Độ gà” tung hoành trong lễ hội làng cổ - 3
Những tay độ gà thường chỉ đặt tiền bằng ám hiệu chứ không dùng tiền mặt.

 

Trong lễ hội cổ làng Thổ Hà, những sới “độ gà” như vậy khá nhiều, hoạt động công khai giữa ban ngày, các tay độ thoải mái “ăn thua”. Ông Nguyễn Công Lợi, Trưởng BTC lễ hội cho biết : “Nhìn thì biết là đá gà ăn tiền đấy nhưng rất khó bắt quả tang vì họ chỉ ra hiệu bằng tay”.

 

Vũ Quang - Văn Thương