Hòa Bình:

Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi

(Dân trí) - Các ngày từ 6 – 8 tháng Giêng âm lịch, tại huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã diễn ra lễ khai hạ Mường Bi, đây là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Mường. Sau lễ khai hạ, người Mường mới bắt tay vào các công việc, mở đầu cho một năm mới.

Lễ khai hạ Mường Bi hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Bi. Xưa kia sau khi tổ chức xong lễ hội người dân mới bắt tay vào công việc đồng áng, hay lên rừng săn bắn, hái lượm...

Lễ hội gồm hai phần. Phân lễ diễn ra tại miếu thờ xóm Lũy, xã Phong Phú. Nơi thờ các vị thần hoàng là: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Tản Viên Sơn Thánh và Ải Lý, Ải Lo. Tương truyền, từ cái thời còn “bời lời, bạc lạc”, Quốc Mẫu Hoàng Bà – thân mẫu của Đức Thánh Tản đã hạ giới và chỉ dạy cho con dân Mường Bi cánh làm ruộng 2 vụ, cách ăn, cách ở...

Lễ khai hạ Mường Bi diễn ra vào các ngày 6,7,8 tháng Giêng âm lịch, là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Mường.
Lễ khai hạ Mường Bi diễn ra vào các ngày 6,7,8 tháng Giêng âm lịch, là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Mường.

Tản Viên Sơn Thánh – con rể của Vua Hùng Vương thứ 18 là người có công giúp Vua chống giặc ngoại xâm, mang lại sự bình yên cho nhân dân. Còn Ải Lý, Ải Lo là hai vị thần có sức mạnh vô biên, chứng kiến sự khổ nhọc thiếu nước sản xuất của con dân, đã dùng sức mạnh đưa nguồn nước mát từ dòng Suối Kem vào con mương Mường Lò, đồng thời chỉ dạy con dân cách be dòng, dẫn nước tưới cho cả cánh đồng Noóng trù phú.

Để tưởng nhớ công lao của Quốc Mẫu Hoàng Bà, Tản Viên Sơn Thánh và Ải Lý, Ải Lo, người dân Mường Bi lập miếu thờ tại xóm Lũy, tổ chức thờ cúng vào dip Lễ hội Khai hạ hàng năm.

Xưa kia, đồ tế lễ ngoài xôi rượu, nhất thiết phải có 1 con hoẵng đi săn được, nếu không có thì thay bằng 1 con bò, kiêng mổ trâu; ngày nay con hoẵng được thay bằng con vật khác. Thầy mo thay mặt toàn Mường làm lễ khấn ca ngợi công lao của các vị Thần Hoàng, cầu cho năm mới mùa màng màng tươi tốt, vạn vật xanh tươi, quốc thái, dân an.

Các nghi lễ trong lễ hội được phục dựng đầy đủ nên được thực hiện một cách nghiêm trang và thành kính.
Các nghi lễ trong lễ hội được phục dựng đầy đủ nên được thực hiện một cách nghiêm trang và thành kính.

Tiếp đó là lễ rước Kiệu Thánh từ Miếu Thờ gia nơi tổ chức hội, sau đó trước trở về Miếu. Lễ rước được tổ chức dất long trọng với cờ quạt, đồ nghi trượng cùng các vị cao niên, các thầy tế và đông đảo người dân trong vùng, diễn ra trong nhịp trống, chiêng sắc bùa và nhạc lưu thủy.

Phần hội diễn ra trước Miếu thờ xóm Lũy (nay là sân vân động) với những trò chơi dân gian như: bắn nỏ, kéo co, đánh cù, đánh mảng, ném còn… ngày nay được bổ sung một số một số môn thể thao như bóng truyền và văn hóa như văn nghệ dân gian như: hòa tấu cồng chiêng, thi hát sắc bùa, hát đối, hát thường đang bộ mẹeng và giới thiệu các món ăn độc đáo của người Mường.

Lễ hội là sự khởi đầu cho một năm mới, là dịp để nhân dân bầy tỏ lòng kính trọng các vị thần đã lập ra Mường và câu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển… Đây cũng là dịp để đồng bào Mường Bi giao lưu, gặp gỡ, gặt bỏ những lo toan vất vả trong cuộc sống thường nhật, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thể hiên qua lễ hội.

Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại lễ khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Các nam thanh nữ tú được phân công khiêng kiệu trong lễ rước.
Các nam thanh nữ tú được phân công khiêng kiệu trong lễ rước.
Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi - 4
Trong các ngày lễ có hàng nghìn người đổ về tham dự.
Trong các ngày lễ có hàng nghìn người đổ về tham dự.
Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi - 6
Những năm gần đây, ngoài các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ còn có tiết mục hòa tấu chiêng do các phụ nữ Mường biểu diễn trong lễ khai hạ.
Những năm gần đây, ngoài các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ còn có tiết mục hòa tấu chiêng do các phụ nữ Mường biểu diễn trong lễ khai hạ.
Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi - 8
Người dân nô nức tham gia trảy hội.
Người dân nô nức tham gia trảy hội.
Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi - 10
Các trò chơi dân gian thu hút đông người đến xem và tham gia.
Các trò chơi dân gian thu hút đông người đến xem và tham gia.
Rộn ràng lễ khai hạ Mường Bi - 12
Phần thi các món ăn dân tộc, đặc sản của người Mường.
Phần thi các món ăn dân tộc, đặc sản của người Mường.
Các mặt hàng thổ cẩm đặc sắc cũng được bày bán tại lễ hội tạo thêm không gian văn hóa sinh động cho lễ hội.
Các mặt hàng thổ cẩm đặc sắc cũng được bày bán tại lễ hội tạo thêm không gian văn hóa sinh động cho lễ hội.
Để tạo thêm tình đoàn kết, những năm gần đây hoạt động tổ chức trại hè trong những ngày diễn ra lễ hội cũng được tổ chức và thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.
Để tạo thêm tình đoàn kết, những năm gần đây hoạt động tổ chức trại hè trong những ngày diễn ra lễ hội cũng được tổ chức và thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Đàm Quang – Thái Bá