1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Nguyễn Tú

(Dân trí) - Vốn là vùng đất trũng bị cây bèo tây xâm lấn, những năm gần đây, nhờ chuyển đổi mô hình sang trồng sen, thả cá và kết hợp các mô hình khác, người dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Người dân có nguồn thu ổn định từ việc khai thác kinh tế nơi đầm trũng

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 1

Đầm sen Diệu Ốc kéo dài dọc các thôn thuộc xã Phúc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có diện tích khoảng 30 ha. Trước đây là một đầm trũng bỏ hoang nên bị cây bèo tây xâm lấn toàn bộ diện tích.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 2

Không để lãng phí số diện tích này, chính quyền địa phương cùng người dân đã chung tay dọn dẹp sạch cây bèo tây với mục đích đưa vào phục vụ phát triển kinh tế.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 3

Theo cán bộ UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, chính quyền đã ra thông báo cho người dân mạnh dạn đấu thầu toàn bộ diện tích ở đây với hình thức 5 năm/lần.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 4

Anh Thái Văn Liên (ở thôn Hồng Phong, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành) hồ hởi cho biết: "Sau khi nhận được thông báo của chính quyền, gia đình tôi đã mạnh dạn đấu thầu 2 ha, sau đó trồng sen trên toàn bộ diện tích và kết hợp thả cá để bán".

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 5
Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 6

"Những năm sen được mùa mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 20 - 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, sau khi mùa sen tàn, tôi tiếp tục thả cá để kiếm thêm thu nhập. Trung bình mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đình tôi kiếm được 50-70 triệu đồng từ đầm này", anh Liên cho biết thêm.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 7

Cũng với việc canh tác trên diện tích đầm Diệu Ốc, gia đình anh Trần Ngọc Tú (SN 1969, ở thôn 11, xã Phúc Thành) đã nhiều năm có thu nhập tốt. Theo anh Tú, sau khi đấu thầu gần 5 ha với kinh phí 30 triệu đồng/năm, anh đã mở một quán cà phê rồi kết hợp trồng sen để lấy hạt và cho người dân, du khách chụp ảnh kỷ yếu, kết hợp nuôi cá lồng ngay tại đầm.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 8
Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 9

"Sen là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công sức chăm sóc, mỗi năm nhờ việc trồng sen gia đình tôi thu nhập được 30 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn bán quán, kết hợp với dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu cho khách nên mỗi năm thu về khoảng 150 triệu đồng", ông Tú chia sẻ thêm.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 10

Không chỉ riêng gia đình anh Liên, anh Tú, nhiều hộ dân địa phương xã Phúc Thành đã mạnh dạn đấu thầu diện tích tại khu vực đầm này để phát triển kinh tế. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2018-2021, với thu nhập bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm, nhiều hộ gia đình đã biến đầm hoang thành nơi phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu chính.

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 11

Ông Trần Thế Anh - Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành cho biết: "Toàn bộ diện tích đầm Diệu Ốc trước đây bị bỏ hoang vì cây bèo tây xâm lấn. Sau khi có chủ trương làm sạch đầm, chính quyền đã cho 8 hộ dân thuê lại với mục đích phát triển kinh tế. Sau 3 năm, nhờ kết hợp trồng sen, thả cá và phát triển các dịch vụ khác nên kinh tế các hộ gia đình đã thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trên địa bàn".

Biến đầm trũng thành mô hình kết hợp, thu hàng trăm triệu mỗi năm - 12

Cũng theo ông Trần Thế Anh, trên địa bàn xã có Di tích lịch sử quốc gia Đền Đức Hoàng, việc người dân trồng sen không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần tạo nên cảnh quan, không gian đẹp, thu hút người dân và du khách.