1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Người phụ nữ 50 năm kế thừa di sản cà phê Buôn Mê

Được biết đến như một nghệ nhân nhân trồng cà phê nổi tiếng tại Buôn Mê Thuột, đồng thời là một doanh nhân cà phê có tiếng, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh đã có hơn 50 không mệt mỏi góp phần bảo tồn, phát triển di sản cà phê của người Buôn Mê. Bà cũng là người cung cấp hạt cà phê cho Vinacafé từ những ngày đầu, góp phần đưa thương hiệu cà phê Buôn Mê vang xa.

Người suốt đời “say” cà phê

Hơn nửa đời người mang dòng chảy Buôn Mê trong huyết quản, hun đúc nên khí chất mạnh mẽ mà mộc mạc, chân thành đặc thù của người Buôn Mê, nhưng ít ai ngờ, doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh lại không phải là người gốc Buôn Mê.

Năm 10 tuổi, bà theo gia đình từ Bình Định đến Buôn Mê lập nghiệp. 12 tuổi, bà làm thuê cho các đồn điền cà phê của người Pháp. Và duyên nghiệp của bà với cây cà phê cũng bắt đầu từ đó. Đến năm 15 tuổi, bà bạo dạn mượn thẻ căn cước (chứng minh thư) của một người lớn tuổi hơn để được vào làm công nhân tại Viện Nghiên cứu cà phê thuộc Trung tâm thực nghiệm Eakmăt, theo lời giới thiệu của người thầy, để được “cọ xát” với cà phê. Từ các chuyên gia, bà đã học hỏi được các kỹ thuật trồng, phơi sấy đến rang xay, thử vị cà phê.

Người phụ nữ 50 năm kế thừa di sản cà phê Buôn Mê - 1

Sau giải phóng, gia đình bà từ chỗ đi làm thuê cho đồn điền cà phê đã có rẫy cà phê riêng. Bà cũng tích cực tham gia công tác đoàn hội ở địa phương để vận động nông dân trồng cà phê. Thời điểm những năm đổi mới (1986), bà cũng là một trong những người đầu tiên ở Buôn Mê Thuột vừa trồng, vừa giới thiệu và quảng bá cà phê. Đến năm 1992 - thời điểm giá cà phê xuống thấp - bà quyết định bứt ra kinh doanh cà phê với mong muốn giúp người nông dân có thể tiêu thụ được sản phẩm. Hiện tại, ngoài thu mua cà phê, cung cấp cà phê hạt cho các doanh nghiệp cà phê trong nước, bà cũng có cơ sở rang, xay chế biến cà phê riêng để bán cho khách du lịch .

Nói về tình yêu với mảnh đất Buôn Mê và cây cà phê, bà bộc bạch: “Ba đời gia đình tôi đã sống tại mảnh đất này. Tôi coi Buôn Mê là quê hương, là máu thịt. Riêng cây cà phê, nó là cả di sản của người Buôn Mê, hơn ai hết, tôi muốn bảo tồn, phát triển nó bằng chính trái tim của người con Buôn Mê.”

Cung cấp hạt cà phê và mối “lương duyên” kỳ lạ

Từ năm 1995 cho đến nay, bà đã được Vinacafé lựa chọn là nhà cung cấp hạt cà phê chính. Bà cho rằng, đó là một mối “lương duyên” kỳ lạ: “Nơi đầu tiên tôi làm công nhân là đồn điền cà phê của một chủ nghiệp người Pháp Marcel Coronel. Khi tôi bắt đầu kinh doanh cà phê, lần đầu tiên tôi cung cấp cà phê cũng là cung cấp cho nhà máy cà phê hòa tan đầu tiên tại Biên Hòa (Vinacafé bây giờ) do ông này làm chủ.”

Người phụ nữ 50 năm kế thừa di sản cà phê Buôn Mê - 2

Nói về việc được Vinacafé lựa chọn là nhà cung cấp chính, bà cho rằng, tiêu chí chọn cà phê của bà và doanh nghiệp này có sự tương đồng và nhất quán từ trước đến nay: “Tâm huyết của tôi là giữ được cái gốc cà phê Buôn Mê đúng chất của nó nên khi bắt đầu kinh doanh cà phê, tôi đưa ra tiêu chuẩn rất cao cho những người nông dân như: phải hái quả chín mọng, phơi ngay, phơi đủ nắng, không được để mốc meo, đen, ẩm. Do đó, ai cảm thấy cà phê của họ chất lượng thì mới bán cho tôi. Còn Vinacafé thì tiêu chí của họ cũng khắt khe không kém là cà phê chất lượng tốt, cà phê chính gốc Buôn Mê nên họ chọn tôi, giống như hai cái khắt khe nhất gặp nhau vậy!”

Các nhà nghiên cứu về cà phê đã từng khẳng định, đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, con người đã giúp cà phê Buôn Mê phát triển và có chất lượng mà không nơi nào có được. Bà cũng cho rằng, việc một doanh nghiệp lấy cà phê Buôn Mê làm gốc là giữ đúng chất cà phê Việt.

Đau đáu vì một di sản cà phê chưa thể vươn xa

Cà phê Buôn Mê có vị đậm, thơm nồng rất riêng, không gắt, không chua, không chát, hậu dịu. Nó không đơn thuần là một loại thức uống mà là di sản của người Việt. “Người Pháp trước đây vào Việt Nam đã quy hoạch vùng Tây Nguyên chuyên trồng cà phê nhưng chỉ có 200.000 ha cà phê thuộc địa lý Buôn Mê Thuột là thích hợp nhất cho cây cà phê phát triển. Theo đó, giống cà phê Robusta là đặc trưng của vùng đất này và hương vị của nó được đánh giá là ngon nhất thế giới.” – bà cho biết thêm.

Tuy nhiên, bà cũng rất trăn trở khi thực tế, cà phê Buôn Mê Thuột đang bị chìm lắng trên thế giới. Thậm chí, chính người Việt cũng không biết đến hương vị nguyên bản cũng như giá trị của cà phê Buôn Mê. Do đó, tâm huyết đến tận cùng với cây cà phê, hạt cà phê Buôn Mê, bà đã làm nhiều cách để góp phần cho cà phê Buôn Mê vươn xa. Kêu gọi các nhà quản lý, kết hợp với Hiệp hội cà phê Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo quảng bá cà phê Buôn Mê, làm du lịch… là cách bà nỗ lực để phát triển di sản cà phê Buôn Mê.

Việc mở ra khu du lịch sinh thái Kotam lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Êđê, trong đó có trồng, chế biến cà phê cũng xuất phát từ việc bà muốn nhiều người biết đến và thưởng thức đúng hương vị cà phê Buôn Mê. Bên cạnh đó, bà nhận thấy, một doanh nghiệp cà phê như Vinacafé chọn cà phê Buôn Mê làm nguyên liệu chính cũng đóng góp rất lớn vào sự phát triển của cà phê Buôn Mê.

Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 60, người phụ nữ ấy vẫn miệt mài bảo tồn, phát triển di sản cà phê Buôn Mê trứ danh. Bà cho rằng, đó là một sự kế thừa mà bất cứ người con Buôn Mê nào cũng cần làm và nên làm. Hy vọng, thế hệ tiếp nối bà là những người cháu sẽ tiếp tục thay bà phát triển di sản này đến muôn đời sau.

Thông tin về sản phẩm

Chắt lọc dưỡng chất từ miền đất đỏ bazan màu mỡ hơn 9 tháng nắng mưa, những hạt cà phê Buôn Mê Thuột được phơi khô tự nhiên trong nắng mà không sấy khô công nghiệp. Chính điều đó tạo nên hương vị trứ danh của một trong những ly cà phê ngon nhất Việt Nam.

Vinacafe Original Buôn Mê Thuột 3 in 1 mới - tuyển chọn từ 100% hạt cà phê Buôn Mê Thuột, kết hợp bí quyết rang truyền đời của các nghệ nhân Vinacafe, mang đến ly cà phê ngon đúng chất: thơm nồng từng ngụm nhỏ - đắng đậm ngay đầu lưỡi - ngọt thanh nơi cổ họng.