Cơn mưa bão hiếm đánh thức vi khuẩn chưa chết ở Sa mạc Atacama của Chile

(Dân trí) - Sự sống rực rỡ của vi khuẩn làm sáng tỏ bí ẩn: loài sinh vật nào có thể tồn tại ở một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái Đất.

Cơn mưa bão hiếm đánh thức vi khuẩn chưa chết ở Sa mạc Atacama của Chile - 1

Sa mạc Atacama của Chile khô cằn đến nỗi một vài nơi chỉ có mưa một lần trong một thập kỉ. Muối biến đất cát thành nơi không trú ngụ được, và tia cực tím khiến bề mặt đất khô hạn. Có rất ít sinh vật có thể sống sót ở đó đến nỗi các nhà khoa học đã tự hỏi liệu những đoạn ADN nào được tìm thấy trong đất có phải chỉ là một phần của các bộ xương bị khô hoại của các vi khuẩn chết đã lâu hay dấu vết của những quần thể ẩn náu còn sót lại.

Một trận đại hồng thủy hiếm có đã làm sáng tỏ bí ẩn này. Những cơn bão đã trút xuống sa mạc Atacama vài centimet nước mưa vào tháng Ba năm 2015 – lượng mưa của cả thập kỉ trong một ngày – đánh dấu thời kì cực kì rực rỡ của vi khuẩn, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu ngày 26 tháng Hai trên tờ Proceedings of the National Academy of Science.

Ban đầu cơn bão này đã cố tình cản trở kế hoạch chụp một bức ảnh về sự sống của vi khuẩn trong tình trạng bình thường, khô hạn ở sa mạc Atacama của các nhà khoa học. Đồng tác giả nghiên cứu Dirk Schulze-Makuch, một nhà nghiên cứu sinh vật học vũ trụ tại Đại học Công nghệ Berlin, cho biết: “Nhưng cuối cùng, cơn bão đã trở lại như một điềm lành”. Ông và các đồng nghiệp lái những chiếc xe chở quặng vào sa mạc để thu thập các mẫu đất chỉ vài tuần sau cơn bão, và sau đó trở lại lần nữa vào năm 2016 và 2017 để kiểm tra những thay đổi khi độ ẩm tiêu tan.

Đội ngũ đã phát hiện ra các vi khuẩn – một hỗn hợp các vi khuẩn cổ chịu cực hạn, vi khuẩn và nấm – có thể chịu khô hạn, nhiễm mặn và bức xạ UV. Theo Schulze-Mazuch, các loài này khá ổn định tại các địa điểm lấy mẫu, cho thấy có một cộng đồng vi khuẩn tự nhiên có thể sống sót ở vùng cát mặn này bằng cách ngủ đông trong những giai đoạn ẩm ướt.


Sa mạc Atacama ở Chile.

Sa mạc Atacama ở Chile.

Schulze-Makuch và các đồng nghiệp cũng tìm thấy bằng chứng về các enzyme là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất tế bào. Và dấu vết của ATP, phân tử được tế bào sử dụng cho năng lượng, còn sót lại bên trong tế bào. Những dấu hiệu này của sự sống dồi dào nhất ở lần lấy mẫu thử đầu tiên, và sau đó giảm dần khi đất khô hạn trở lại.

Nói chung, đây là bằng chứng cho thấy các vi khuẩn không chỉ chết đi và để lại ADN ở sa mạc Atacama – chúng đang ém mình để sống lại một ngày nào đó. Điều đó thôi thúc Schulze-Makuch: Ông chú ý đến sa mạc Atacama như một nơi có những môi trường như trên Sao Hỏa.

Armando Azua-Bustos, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm Sinh vật học Vũ trụ ở Madrid không tham gia vào nghiên cứu này, đồng ý. “Nếu chúng ta phát hiện ra rằng trên Trái Đất, những nơi thật sự khô hạn vẫn có sự sống, điều đó mở ra cánh cửa để tìm hiểu sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ”.

Lộc Ninh (Theo Science News)