Thót tim trải nghiệm chuyến tàu xuống... "địa ngục"

(Dân trí) - Hành trình lên và xuống núi với những đoạn lao xuống vực sâu ở độ cao gần 2100m khiến nhiều du khách thót tim. Thậm chí có người còn gọi nó là chuyến tàu xuống địa ngục.

Trải nghiệm cảm giác đoàn tàu lao vun vút xuống vực sâu

Tuyến đường sắt chở hành khách với hành trình đi lên và xuống núi Pilatus ở Thụy Sỹ chở 300.000 lượt người mỗi năm. Ở độ dốc lên tới 48%, đây là một trong những tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh. Nó kéo dài hơn 4.6km, kết nốt trạm Alpnachstad tại hồ Lucerne, Obwalden, với một trạm gần đỉnh núi Pilatus.

Con tàu như lao xuống vực sâu
Con tàu như lao xuống vực sâu
Dù xây dựng tại khu vực có vị trí hiểm trở nhưng suốt trong 120 năm hoạt động, tuyến tàu đảm bảo cao về độ an toàn
Dù xây dựng tại khu vực có vị trí hiểm trở nhưng suốt trong 120 năm hoạt động, tuyến tàu đảm bảo cao về độ an toàn

Tuyến đường sắt xây dựng từ năm 1898. Đến nay, tuyến đường này đi vào hoạt động suốt 120 năm qua, đưa khách lên và xuống ở độ cao gần 2100m. Theo giới thiệu từ phía trung tâm du lịch Pilatus Luzern, năng lực vận chuyển hành khách của toa tàu tối đa chở 340 người/giờ. Đoàn tàu mất chừng nửa tiếng đưa khách lên núi và 40 phút đưa khách xuống núi.

Cận cảnh một chuyến tàu lao xuống dốc
Cận cảnh một chuyến tàu lao xuống dốc

Với những chuyến tàu đi xuống, nhiều du khách thậm chí không dám nhìn xuống bởi họ có cảm giác đang lao từ đỉnh xuống vực sâu. Bởi vậy, không ít người gọi nó là chuyến tàu xuống thẳng địa ngục. Mặc dù di chuyển với tốc độ cao những suốt hơn 100 năm qua, tàu vẫn hoạt động bình thường và gần như ít tai nạn xảy ra.

Ý tưởng xây dựng một tuyến đường sắt lên núi do kỹ sư Eduard Locher khởi xướng
Ý tưởng xây dựng một tuyến đường sắt lên núi do kỹ sư Eduard Locher khởi xướng

Và câu chuyện thú vị về tuyến đường sắt này lại bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước.

Kỹ sư Eduard Locher là người đầu tiên lên kế hoạch đề nghị xây dựng tuyến đường sắt lên núi vào năm 1873. Tuy nhiên, kế hoạch của ông bị bãi bỏ, thậm chí bị coi là “điên rồ”. Dự án về đường sắt được bắt đầu với 150 công nhân Thụy Sỹ và 600 công nhân Italia cùng hợp tác. Tới tháng 6/1889, tuyến đường Pilatus đưa vào hoạt động. Ban đầu, nó dùng lực kéo hơi nước. Sau đến năm 1937, tàu dùng động cơ điện. Số lượng chỗ ngồi cho khách lên tới 40, thay vì con số 32 như trước kia. Đồng thời, thời gian của hành trình cũng giảm xuống một nửa.

Một tuyến tàu trước kia. Ảnh chụp năm 1890.
Một tuyến tàu trước kia. Ảnh chụp năm 1890.
Đoàn tàu chạy bằng động cơ hơi nước. Ảnh chụp năm 1910.
Đoàn tàu chạy bằng động cơ hơi nước. Ảnh chụp năm 1910.

Ngày nay, đây không phải là phương tiện di chuyển duy nhất đưa du khách đến với núi Pilatus. Người ta cũng xây dựng hệ thống cáp treo từ hồ Lucerne lên đỉnh núi. Tuy vậy, đi bằng tàu vẫn mang tới nhiều trải nghiệm ly kỳ mới lạ.

Kiến trúc sư thiết kế hệ thống phanh tự động nhằm giảm thiểu tai nạn rủi ro
Kiến trúc sư thiết kế hệ thống phanh tự động nhằm giảm thiểu tai nạn rủi ro
Ngày nay dù có hệ thống cáp treo nhưng du khách vẫn thích lựa chọn tàu lửa.
Ngày nay dù có hệ thống cáp treo nhưng du khách vẫn thích lựa chọn tàu lửa.

Hai toa tàu cũ được trưng bày trong bảo tàng Deutsches ở Munich, Đức – một trong những bảo tàng về khoa học công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay.

Hai toa tàu cũ được trưng bày trong bảo tàng Deutsches ở Munich, Đức – một trong những bảo tàng về khoa học công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay.

Việt Hà

Theo BI