Nghề làm “sợi nối tâm linh”

(Dân trí) - Sau những ngày mưa sật sùi, khi trời vừa hửng nắng, người thợ hương lại tất bật phơi những đợt hương cuối cùng trong năm, kịp cho mọi nhà có một nén hương thơm dâng lên tiên tổ. Hương xạ Cao Thôn là một làng như thế…

Một ngày làm việc của người thợ làng hương Cao Thôn xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên bao giờ cũng bắt đầu từ khoảng 3-4 giờ sáng, để đến khi ánh nắng mặt trời bắt đầu lên là có hương mang ra phơi cho kịp nắng.

Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.

Tục truyền từ mấy trăm năm trước, có bà Đào Thị Khương lấy chồng ở Trung Quốc, học được nghề làm hương, mang về cố quốc dạy lại cho dân làng. Nghề truyền nghề, cha truyền con nối, hương xạ Cao Thôn trở nên danh tiếng hết đời này sang đời khác kéo dài mấy thế kỷ nay. Dân làng biết ơn, hàng năm lấy ngày 22/8 Âm lịch làm lễ giỗ “Tổ nghề”.

Trải qua thời gian, những nén hương xạ nơi đây luôn giữ được đặc tính mà ít làng hương nào sánh được. Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.

Mỗi hộ có bí quyết riêng về công thức phối chế các loại thảo dược, vì vậy hương xạ của từng nhà cho mùi thơm riêng biệt. Để làm ra được thành phẩm hương phải mất rất nhiều công đoạn: Phát thuốc, nhúng nước, nhúng hương, phơi và đóng gói.

Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Nén hương có vị trí trang trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên những “sợi nối tâm linh” ấy cũng được làm ra rất tinh hoa.

Với hương làm bằng máy thì phát thuốc, ra quả, ra nén, phơi, đóng gói. Công đoạn cuối cùng trong khâu làm máy với hương vòng gọi là ra sợi, hương rút gọi là ra nén. Khi phơi hương, gặp trời nắng thì chỉ một ngày là khô, nhưng thời tiết âm u thì phải mất 3 ngày mới xong.

Người Cao Thôn cho rằng, nghề làm hương liên quan đến tâm linh, lương tâm làm nghề không cho phép họ cẩu thả, làm hương giả, hương kém chất lượng. Mỗi mẻ hương, người thợ đều cẩn thận đốt thử để kiểm tra chất lượng xem có cháy đều, cháy hết không, hương thơm ra sao, hình thức thế nào...

Chính vì sự chu đáo, nghiêm cẩn của người thợ trong từng công đoạn chính là bí quyết làm nên chất lượng và sự nổi tiếng cho hương xạ Cao Thôn.

Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Nghề làm hương liên quan đến tâm linh, lương tâm làm nghề không cho phép họ cẩu thả, làm hương giả,...

Nén hương có vị trí trang trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên những “sợi nối tâm linh” ấy cũng được làm ra rất tinh hoa.

Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là dây keo được mua từ Sơn La, Hòa Bình và cả trong miền Nam. Dây keo được nghiền thành bột, sau đó trộn lẫn với các loại thảo mộc. Hương xạ Cao thôn luôn hút khách bởi mùi hương nhẹ, thanh của gần 30 vị thuốc bắc: xuyên cung bạch chỉ, đinh hương, gỗ trầm… Hương xạ Cao thôn ít khói, hương bay xa và dễ bắt lửa là những đặc trưng riêng tạo nên thương hiệu không đâu có được.

Mỗi một nén hương đều chứa đựng một câu chuyện lý thú nhưng cũng thấm đẫm mồ hôi. Từ nghệ thuật pha chế nguyên liệu đến cách tẩm ướp, vào bột, nhúng que, đảo hương... Tất cả không chỉ chứa đựng sự khổ luyện mà còn chứa đựng cả cái thần, cái tâm của người thợ.

Bài, ảnh: Minh Phan