Phú Yên:

Lóc cóc vó ngựa xứ Nẫu

(Dân trí) - Ngựa nuôi dùng để thồ hàng, phục vụ nhu cầu đi lại và bán cho các vùng khác. Ngựa xứ Nẫu, Phú Yên từng được xem là giống ngựa tốt, thường được chọn dâng triều đình làm “ngựa dụng”.

Là xứ ngựa nổi tiếng vùng đất Xứ Nẫu xưa nay được xem như là xứ sở của ngựa của người Việt. Trước khi có quốc lộ 1 và đường sắt xuyên Việt, người xứ Nẫu thường đi lại bằng kiệu, ngựa (nhà giàu, khá) còn nhà nghèo thì chủ yếu đi bộ.

Lóc cóc vó ngựa xứ Nẫu

Sau bao bể dâu, nhiều vùng miền núi, đồng quê xứ Nẫu, ngựa vẫn còn lam lũ cùng người cưỡi, thồ hàng, kéo xe,... Lang thang từ vùng Tuy Hòa, Tuy An, Sơn Hòa, Đồng Xuân,... (Phú Yên) đến vùng Vân Canh, An Lão, An Nhơn, Phù Cát,... (Bình Định), vó ngựa vẫn lóc cóc trong nắng sớm mưa chiều.

Từ Tuy Hòa, Tuy An, Sơn Hòa, Đồng Xuân… (Phú Yên) đến vùng Vân Canh, An Lão, An Nhơn, Phù Cát… (Bình Định), vó ngựa vẫn lóc cóc trong nắng sớm mưa chiều.

Về An Nhơn, ngồi trên chiếc xe ngựa “cà rộc, cà rộc” đi thăm những di tích dày đặc quanh Thành Hoàng đế để cảm khái khí thiêng một thời trên đất kinh xưa. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân luôn gắn với việc sử dụng ngựa chiến, điển hình là khởi nghĩa Tây Sơn, hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ luôn không tách rời với vó ngựa một trời nam chinh bắc chiến.

Đua ngựa ở Phú Yên
Đua ngựa ở Phú Yên
Đua ngựa ở Phú Yên

Khi xưa, những người chạy xe ngựa thường có hội, có nhóm. Sáng nào cũng đánh xe về các bến xe ngựa Phú Lâm, Tuy Hòa để chờ chở khách hoặc chạy hàng. Khi đó, những người chủ xe ngựa chúng tôi có thời gian ngồi uống cà phê khoe với nhau về con ngựa chiến của mình hoặc chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống.

Ở Phú Yên đi ngang vùng Tuy An, vẫn vang lời mẹ ru“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về/ Cô về chẳng lẽ về không/ Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau/ Ngựa ô đi tới Quán Cau/ Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau Gò Điều”.

Địa danh Quán Cau bây giờ đặt cho con đèo trên đường thiên lý Bắc Nam, nhìn xuống thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan; Gò Điều giờ thuộc xã An Hòa (Tuy An). Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê “mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên”.

Đua ngựa ở Phú Yên

Bãng lãng không khí vừa kiêu sa, vừa quen thuộc một thuở ngựa xe qua núi, qua đèo một thời trấn biên Nam Trung Bộ.

Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê “mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên”. Dẫu có đường sá được xây dựng nhưng ngựa thồ vẫn tỏ ra đắc dụng trên những quãng đèo núi xa xôi cách trở…

Ngựa thồ bình thường đều có thể tải 100kg, sung sức thì trên 120kg; giá cả khoảng 50.000 đồng/km. Phẩm chất bẩm sinh của ngựa là đi lại rất khéo trên những con đường gồ ghề, kể cả độ dốc “trật ót”, qua vùng suối nước hiểm nguy hay trong đêm tối; hàng hóa (nhất là trái cây) thường không bị dằng xóc, bầm dập.

Ngựa là động vật thông minh và rất mực trung thành, trí nhớ của chúng khá tốt, có thể nhớ được mặt chủ sau nhiều năm xa cách. Nhờ có sức dẻo dai, một con ngựa có thể lao động cho chủ trong khoảng 20 năm. Một con ngựa tơ được mua về chỉ mất khoảng một tuần huấn luyện là có thể thuần thục kéo xe, thồ hàng. Giá trị của ngựa cũng vô cùng. Một con ngựa hay, giống tốt có khi vài chục triệu đồng.

Minh Phan (tổng hợp)