Du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng

Hiện nay, loại hình du lịch kết hợp với hành hương đang thu hút đông đảo du khách tham gia, đặc biệt là tại nhiều nước Phật giáo như: Nepal, Ấn Độ Thái Lan, Lào, Myanmar.

Tại Việt Nam, nhiều địa phương đang sở hữu nhiều những địa điểm tâm linh thích hợp cho các tour hành hương như: Núi Bà Đen (Tây Ninh), Miếu bà Chúa Xứ (Châu Đốc); Núi Tà Cú (Phan Thiết), Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế); Chùa Bái Đình (Ninh Bình), Đền Hùng (Phú Thọ); Chùa Hương (Hà Tây),...

Tà Cú - điểm đến tâm linh

Núi Tà Cú nằm ở vị trí đầu mối các tuyến đường giao thông, cách Tp. Hồ Chí Minh 170km về phía Bắc, thuận lợi cho lộ trình hành hương và những chương trình du lịch sinh thái. Đây là một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ, được xây dựng khoảng từ năm 1870 – 1880, mang phong cách kiến trúc Phật giáo thời Nguyễn; và chùa Linh Sơn Long Đoàn có lối kiến trúc mang phong cách hiện đại với những mái chùa hình tháp ngói âm dương hài hòa thanh thoát.

Quần thể chùa Linh Sơn Trường Thọ
Quần thể chùa Linh Sơn Trường Thọ

Du khách lên núi Tà Cú vãn cảnh và viếng chùa có thể đi bằng đường bộ và cáp treo. Nếu đi cáp treo, du khách sẽ ngắm nhìn toàn cảnh của gần nửa phía núi; thị trấn Thuận Nam Ôm với những cánh vườn thanh long trái chín đỏ mộng; ngọn hải đăng Kê Gà in trên nền biển xanh mênh mông; những ngọn cây cổ thụ như chạm những đám mây bay còn ẩm lạnh hơi sương để tưởng mình đang ở cảnh tiên bồng.

Nếu đi bằng đường bộ, du khách phải vượt qua nhiều chặng dốc cao với nhiều địa danh rất ấn tượng; ở chặng đầu có Đá Bàn Hạ rồi Đá Bàn Thượng (hay còn gọi là Đá Ông Địa); cạnh đó có dòng suối chảy róc rách len dưới chân tảng đá lớn thờ Thổ thần. Càng lên cao dốc càng gắt cũng là lúc du khách gặp dốc Bằng Lăng, tên một loài hoa nở tím ngắt một góc rừng vào từ tháng 5; tiếp đến là Dốc Yên Ngựa với một khối đá lớn mặt phẳng như bộ phảng nằm nghiêng bên khe suối (nên còn có tên gọi là Giếng Tiên), như một bàn cờ chưa tàn cuộc của các vị tiên.

Tượng Phật nằm “Thích Ca nhập Niết bàn: tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á
Tượng Phật nằm “Thích Ca nhập Niết bàn: tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Khi đến đỉnh núi, du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh chùa cổ kính nằm giữa rừng cây xanh trập trùng, lẩn khuất bóng mây và thảng thốt trước tượng Phật nằm “Thích Ca nhập Niết bàn” với thần thái trầm tư, an lạc và là dấu thiêng của Tổ sư từ buổi khai sơn cách đây trên 130 năm.

Quang cảnh dâng y Phật
Quang cảnh dâng y Phật

Nghỉ dưỡng yên bình

Sau khi vãn cảnh và viếng chùa, du khách có thể thoải mái, tự do tham gia trò đạp nước thiên nga trên mặt hồ; thưởng thức ẩm thực đồng quê dân dã và các món ăn chay đặc sắc tại nhà hàng Thủy Tạ (trên hồ) hoặc nhà hàng Thiên Thai (trên núi) để cảm nhận sự trong lành và tươi mát nơi đây.

Hồ Thiên Nga
Hồ Thiên Nga

img20160627161949047-dda7d

Nhà hàng Thủy Tạ

Sau một ngày hành hương, du khách có thể nghỉ lại trên núi Tà Cú để tận hưởng không khí về đêm của núi rừng thiêng trên độ cao 649m hoặc tiếp tục thêm 28km để đến với Phan Thiết và nghỉ lại TTC Hotel Premium - Phan Thiết (Park Diamond). Đây là khách sạn được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo tạo nên một không gian thoáng đãng và riêng biệt, các phòng đều có tầm nhìn hướng ra biển Đồi Dương cùng với những dịch vụ tiện ích như hồ bơi ngoài trời, trung tâm massage và spa,… mang đến cho du khách một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời.

TTC Hotel Premium - Phan Thiết (Park Diamond) với kiến trúc độc đáo, các phòng có tầm nhìn hướng ra Đồi Dương tuyệt đẹp
TTC Hotel Premium - Phan Thiết (Park Diamond) với kiến trúc độc đáo, các phòng có tầm nhìn hướng ra Đồi Dương tuyệt đẹp

Phương Hà thực hiện