Chơi đâu ngày Tết ở xứ "Công tử Bạc Liêu"?

(Dân trí) - Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đã đến, việc chọn cho mình một chuyến du xuân về xứ “Công tử Bạc Liêu” chắc chắn sẽ là rất thú vị.

Bạc Liêu hiện có đến 8 điểm được chọn là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL (nhiều nhất trong 13 tỉnh, thành). Vì thế, nơi đây luôn thu hút một lượng khách không nhỏ vào mỗi dịp lễ, Tết.

Là một trong những vùng đất có những phong trào cách mạng sôi nổi, vì thế Bạc Liêu có những "địa chỉ đỏ" không chỉ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước mà còn là điểm du lịch nổi bật như Đền thờ Bác Hồ, Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, Điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên,... Ngày Tết, du khách có dịp về Bạc Liêu vui xuân, cũng có thể ghé qua để tìm hiểu về một thời hào hùng của đất và người Bạc Liêu.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Vĩnh Lợi.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Vĩnh Lợi.
Di tích Đồng Nọc Nạng tại thị xã Giá Rai.
Di tích Đồng Nọc Nạng tại thị xã Giá Rai.

Nói đến Bạc Liêu, không thể không nói đến du lịch tâm linh, bởi nơi đây có 2 điểm khá nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh, đó là Khu Quán Âm Phật Đài (còn được biết là Mẹ Nam Hải, tại TP Bạc Liêu) và Thánh đường Tắc Sậy (còn được biết đến là Nhà thờ cha Diệp, tại thị xã Giá Rai).

Đây là những điểm mà mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến thăm viếng và cầu an. Chính vì thế, một chuyến du lịch vừa thăm quan vừa cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới thì 2 điểm tâm linh này sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua khi du khách về Bạc Liêu những ngày đầu năm mới.

Khu Quán Âm Phật Đài tại TP Bạc Liêu.
Khu Quán Âm Phật Đài tại TP Bạc Liêu.
Chơi đâu ngày Tết ở xứ "Công tử Bạc Liêu"? - 4
Chơi đâu ngày Tết ở xứ "Công tử Bạc Liêu"? - 5
Khu Thánh đường Tắc Sậy tại thị xã Giá Rai.
Khu Thánh đường Tắc Sậy tại thị xã Giá Rai.

Bạc Liêu có những địa điểm mà nhiều tỉnh, thành khác không có như: Khu Nhà Công tử Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu (hình 3 nón lá), Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu,… hay những điểm được cho là “nhất” khu vực ĐBSCL như: Bãi tắm biển nhân tạo, Tượng Phật cao trên 43 m, Quảng trường Hùng Vương, chùa Đầu (chùa Khmer)… Tất cả những điểm này chắc chắn là nơi mà du khách nên một lần ghé chân khi về đây du xuân.

Nhà Công tử Bạc Liêu tại TP Bạc Liêu.
Nhà "Công tử Bạc Liêu" tại TP Bạc Liêu.
Nhà hát Cao Văn Lầu (3 nón lá) tại TP Bạc Liêu.
Nhà hát Cao Văn Lầu (3 nón lá) tại TP Bạc Liêu.
Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại TP Bạc Liêu.
Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại TP Bạc Liêu.
Bãi tắm biển nhân tạo trong Khu du lịch Nhà Mát tại TP Bạc Liêu.
Bãi tắm biển nhân tạo trong Khu du lịch Nhà Mát tại TP Bạc Liêu.
Quảng trường Hùng Vương, có cây đờn kìm cách điệu kỷ lục Việt Nam tại TP Bạc Liêu.
Quảng trường Hùng Vương, có cây đờn kìm cách điệu kỷ lục Việt Nam tại TP Bạc Liêu.
Tượng Phật cao hơn 43m tại huyện Vĩnh Lợi.
Tượng Phật cao hơn 43m tại huyện Vĩnh Lợi.
Chùa Khmer tại huyện Vĩnh Lợi.
Chùa Khmer tại huyện Vĩnh Lợi.

Mỗi khi Tết đến, Xuân về thì việc vừa đi chơi, vừa được ăn những món ăn ngon, ai trong chúng ta không thấy thú vị. Và khi nói đến Bạc Liêu, ẩm thực của xứ “dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” không thể không kể đến bún bò cay, bánh tằm, bánh củ cải, bánh xèo, ốc len xào dừa,… Những món ăn được cho là “đặc sản” này, mỗi người dân quê Bạc Liêu luôn tự hào để chào mời du khách thưởng thức.

Bánh xèo.
Bánh xèo.
Ốc len xào dừa.
Ốc len xào dừa.

Huỳnh Hải