Tận mắt xem nông dân Thái Lan làm du lịch

(Dân trí) - Chỉ với khu vườn dừa nho nhỏ, vài quả trái cây non, nấu vài món ăn dân dã… nhà nông ở Amphawa (cách Bangkok khoảng 80 km) có thể cho du khách trải nghiệm những điều vô cùng thú vị bên nụ cười hiền hòa của người dân quê.

Làm đường dừa ở Amphawa

Sơ đồ làng du lịch của ông Wan.
Sơ đồ làng du lịch của ông Wan.

Người hướng dẫn dẫn đoàn chúng tôi đến một khu vườn dừa, tại đây ông Somsong Sang Ta Wan (68 tuổi) đã đứng đó chờ chúng tôi. Điều đầu tiên gặp khách là ông Wan nở một nụ cười hiền hòa của lão nông ở gần cái tuổi thất thập. Biết chúng tôi từ Việt Nam sang, ông nhanh nhẩu nói: “Việt Nam có dừa Bến Tre nổi tiếng. Bên đây mình cũng có dừa nhưng chủ yếu mình làm đường. Một buồng dừa bán trái có thể được 200 bath (Khoản 120 ngàn đồng), nếu cắt hoa làm đường thì thu được hơn 400 bath. Thu nhập gấp đôi nhưng có điều phải bỏ công nhiều hơn”. Du khách muốn học làm đường dừa thì phải trả 600 bath.

Ông Wan mỗi ngày ra khu vườn này thuyết trình cho khách về cách ông thu hoạch mật đường từ hoa dừa.
Ông Wan mỗi ngày ra khu vườn này thuyết trình cho khách về cách ông thu hoạch mật đường từ hoa dừa.
68 tuổi nhưng ông vẫn có thể leo cao bình thường.
68 tuổi nhưng ông vẫn có thể leo cao bình thường.
Hoa dừa bó lại rồi cắt ngang, mật hoa từ trong cuống sẽ tươm ra chảy vào chiếc hủ nhựa. Hoa dừa khi cắt ngang sẽ không đậu được trái. Một buồng dừa bán trái có thể được 200 bath (Khoản 120 ngàn đồng), nếu cắt hoa làm đường thì thu được hơn 400 bath.
Hoa dừa bó lại rồi cắt ngang, mật hoa từ trong cuống sẽ tươm ra chảy vào chiếc hủ nhựa. Hoa dừa khi cắt ngang sẽ không đậu được trái. Một buồng dừa bán trái có thể được 200 bath (Khoản 120 ngàn đồng), nếu cắt hoa làm đường thì thu được hơn 400 bath.
Ông Wan đang cho khách thử mật đường tươi từ hoa dừa.
Ông Wan đang cho khách thử mật đường tươi từ hoa dừa.

Tạm biệt ông Wan, đoàn chúng tôi đi đến một ngôi nhà sàn truyền thống của của người Thái. Bên dưới ngôi nhà có cả một lò làm mứt. Mứt ở đây làm từ nhiều chất liệu. Từ vỏ bưởi, khế cảnh, đến giàn dây leo trước cổng rào cũng có thể làm mứt. Người Thái dường như thích nhuộm màu thực phẩm vào các món ăn nên mứt vỏ bưởi có màu xanh ngọc, mứt dây leo có màu “na ná” củ cải muối của người Việt.

Vỏ trái cây làm mứt.
Vỏ trái cây làm mứt.
Quả khế cảnh dùng để làm mứt.
Quả khế cảnh dùng để làm mứt.

Sau khi tìm hiểu cách thu hoạch mật đường từ hoa dừa, cách chế biến mứt từ các loại thân, vỏ trái cây, người hướng dẫn chỉ đoàn chúng tôi ngược ra hướng đường chính, vòng qua khu vực làm than. Ở đây có hai cách di chuyển, đi bộ và đi xe đạp.

Lúc đầu ai cũng thấy lạ là làm than thì có gì mà phải xem. Nhưng khi bước vào nơi làm than thì đoàn dừng lại gần một tiếng đồng hồ. Bởi lẽ, ai nấy cũng đều ngạc nhiên với cái khái niệm than… trái cây. Than được làm từ quả mít non, nải chuối, quả thơm… hay thậm chí là cả bó hoa hồng.

Lò đốt than trái cây.
Lò đốt than trái cây.

Quả thơm (dứa) trước và sau khi thành than.

Quả thơm (dứa) trước và sau khi thành than.

Trái cây tươi được cho vào một chiếc thùng thiết.
Trái cây tươi được cho vào một chiếc thùng thiết.
Đốt sau khoảng 8 giờ đồng hồ thì ra được một mẻ than trái cây.
Đốt sau khoảng 8 giờ đồng hồ thì ra được một mẻ than trái cây.
Chuối cũng có thể làm than được.
Chuối cũng có thể làm than được.
Khó có thể nghĩ ra được hoa hồng cũng có thể làm than.
Khó có thể nghĩ ra được hoa hồng cũng có thể làm than.

Cái ý tưởng lạ lùng này xuất hiện khi mà người dân ở đây thấy nhiều trái cây bị hư, rụng khi còn non, bán không hết, bỏ đi thì quá phí. Thế là mọi người nghĩ ra cách bỏ hết vào những chiếc thùng thiết, quăng vào lò đốt.

Ngộ nghĩnh than làm từ trái cây ở Amphawa

Bỏ một khúc than củi vào tủ lạnh để khử mùi nghe có vẻ khó vì không thẩm mỹ. Nhưng nếu khúc than đó là một trái măng cụt thì hoàn toàn có thể được.
Bỏ một khúc than củi vào tủ lạnh để khử mùi nghe có vẻ khó vì không thẩm mỹ. Nhưng nếu khúc than đó là một trái măng cụt thì hoàn toàn có thể được.

Sản phẩm sau khi đốt là những khúc than hình trái cây khá ấn tượng và có tác dụng hút nhiệt, hút ẩm, khử mùi. Mỗi một quả than, người đốt bỏ vào một chiếc hộp nhựa và bán tại xưởng giá 40 bath. Theo lời người hướng dẫn, gói sản phẩm này mua tại đây là thế nhưng ra đến chợ hay cửa hàng thì không biết được.

Vòng lại nhà ông Wan, cũng vẫn nụ cười hiền hòa, ông Wan chào đón khách với những viên đường dừa trên tay. Cách chế biến thì cũng giống như đường thốt nốt ở vùng An Giang, Việt Nam. Thắng nước mật hoa dừa rồi đổ vào các khuôn nhỏ, chờ nguội thì xong một viên đường dừa.

Chảo thắng đường nhà ông Wan.
Chảo thắng đường nhà ông Wan.
Ông Wan đang cho khách thử đường dừa.
Ông Wan đang cho khách thử đường dừa.

Trong lúc nghe chủ nhà nói về mấy viên đường dừa, nếu tinh mắt xíu, du khách có thể phát hiện ra hai khu vực khác là khu nhà sàn cho thuê và khu học nấu ăn. Chỉ tay về nhóm khách Tây đang học nấu món Thái, ông Wan giải thích: “Đến đây, nếu du khách có nhu cầu học nấu món Thái, học làm đường dừa, làm than trái cây thì mỗi nội dung có mức ‘học phí’ là 600 bath. Nếu muốn ngủ lại qua đêm thì giá thuê là 1000 bath một đêm cho một ngôi nhà sàn”. Tính trung bình mỗi ngày ông Wan thu nhập gần 15 triệu đồng, tính theo tiền Việt.

Một hướng dẫn viên đang giúp du khách học nấu món Thái.
Một hướng dẫn viên đang giúp du khách học nấu món Thái.
Gian nhà sàn này có giá thuê khoảng 700 ngàn đồng một đêm.
Gian nhà sàn này có giá thuê khoảng 700 ngàn đồng một đêm.

Cái ý tưởng làm nhà sàn xuất phát từ cách đây hơn 10 năm, ông Wan chia sẻ một cách chân thành: “Cách đây 13 năm, tôi thấy người ta đi chơi chợ nổi Amphawa, xong ghé chơi ở các làng gần đó. Dân thị thành Bangkok hay khách nước ngoài đến ai nấy đều thấy thích nơi này bởi không khí thoáng đãng, thanh bình. Nhưng chỉ sáng đi chiều về, vì quanh đây không có khách sạn hay nhà nghỉ để ở lại đêm. Chính vì thế mà tôi cất mấy gian nhà sàn này cho khách nghỉ”.

Dần dần cái chỗ của ông Wan cũng định hình được thương hiệu, khách du lịch tìm đến đông hơn, nhà ông bắt đầu quá tải. Thế là, ông Wan “phát loa” qua nhà hàng xóm. Rồi cả làng cùng làm. Ông hợp tác với những người khác làm các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát triển thêm mấy vụ làm mứt, làm than trái cây, nấu món ăn dân dã…

Mỗi nhà làm một loại để cộng hưởng nhau, không ai cạnh tranh ai. Đến nay, ông Wan quản lý cộng đồng làm du lịch ở đó. Nhà của ông Wan có lượng nhà sàn cho khách du lịch thuê lớn nhất trong vùng.

Ông Wan đã truyền cái tinh thần “mần” du lịch bằng sự chân thành, đón tiếp du khách bằng sự chân chất đến với hàng xóm của mình. Sự hiền hòa, mộc mạc dường như trở thành biểu tượng của ngôi làng du lịch này.
Ông Wan đã truyền cái tinh thần “mần” du lịch bằng sự chân thành, đón tiếp du khách bằng sự chân chất đến với hàng xóm của mình. Sự hiền hòa, mộc mạc dường như trở thành biểu tượng của ngôi làng du lịch này.

Thế mới thấy ông lão nông này làm du lịch thật chân chất, mộc mạc. Làm bằng cái tâm, nghĩ là làm, làm thành công thì rủ cả cộng đồng làm. Ông Wan truyền cảm hứng và kinh nghiệm cho những người xung quanh cái triết lý kinh doanh khá đơn giản, chào đón bằng nụ cười và tiễn khách cũng bằng nụ cười.

Khi được hỏi thời gian đầu khách du lịch có dễ dàng chấp nhận bỏ tiền ra học và mua các sản phẩm lưu niệm không, cũng vẫn một nụ cười, ông Wan chia sẻ: “Vạn sự khỏi đầu nan, làm gì cũng thế. Với tôi, khách không phải chỉ đến một lần. Đến lần đầu có thể không mua, chỉ trải nghiệm. Nhưng mình thể hiện sự hiếu khách, không chèo kéo, không cố bán cho được… thì người ta sẽ cảm thấy dễ chịu. Lần sau quay lại nhất định người ta sẽ ủng hộ mình. Tôi chỉ nghĩ thế thôi, cũng mừng là nhiều khách đến đây rất thích khu làng của tôi”.

Phạm Nguyễn