1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ

Ninh An

(Dân trí) - Từ không gian thường bị bỏ phí, gầm cầu vượt này biến thành công viên thu nhỏ với nhiều cây xanh.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 1

Dự án One Green Mile này được thực hiện tại Ấn Độ. Các kiến trúc sư đã biến không gian dưới cầu vượt Senapati Bapat Marg tại thành phố Mumbai thành không gian vui chơi công cộng.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 2

Cầu vượt Senapati Bapat Marg là một phần của tuyến đường dài hơn 11km qua trung tâm Mumbai, vốn bị ô nhiễm tiếng ồn. Dự án này được chính quyền thành phố Mumbai thử nghiệm với chiều dài 200m để giải quyết tác động tiêu cực của chiếc cầu này.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 3

Các trụ cầu được biến thành bức tranh. Ngoài ra, đội ngũ thiết kế còn bổ sung những tiện ích vui chơi cho trẻ em, chỗ nghỉ cho người lớn, cây xanh.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 4

Điểm nhấn của dự án này là đồi núi giả, cây xanh phủ dọc gầm cầu có chức năng làm mát, chống ồn.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 5

Không gian được chia thành một loạt "phòng" công cộng với chức năng đa dạng: Phòng khách, phòng tập thể dục, khu vực tiếp khách có bóng râm, không gian biểu diễn và phòng đọc sách.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 6

Dự án được thiết kế tăng cường kết nối cho người đi bộ và người đi xe đạp để làm cho khu vực này trở nên tiện lợi và dễ tiếp cận hơn.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 7

Khu vực này cũng được bố trí hệ thống đèn để chiếu sáng vào ban đêm.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 8

Từ không gian thường bị bỏ phí, gầm cầu vượt này biến thành công viên thu nhỏ với nhiều cây xanh.

Độc đáo với dự án biến gầm cầu thành công viên xanh tại Ấn Độ - 9

Ngoài chức năng là cơ sở hạ tầng, chiếc cầu còn có mục đích mới là không gian công cộng có mái che, có người sử dụng. Dự án thể hiện cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn bằng cách tận dụng không gian bên dưới.

Ảnh: ArchDaily