Thừa Thiên - Huế:

Người nuôi ong mật ngoại tỉnh bị dân địa phương phá nát trại vô cớ

(Dân trí) - Các hộ nuôi ong mật đến từ ngoại tỉnh đang đang làm tại xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vừa bức xúc gửi đơn phản ánh lên báo Dân trí trình bày trại của họ bị phá nát bởi người dân địa phương mà không có nguyên do.

Anh Huỳnh Văn Hội (SN 1975, thường trú Chư Sê, Gia Lai) cho biết, thực hiện chương trình nuôi ong được cho phép của Chính phủ, anh cùng một số bạn nghề đem hàng trăm thùng ong mật đến xã Lộc Trì để thuê điểm đặt nuôi ong ở thôn Trung Phước. Giữa người nuôi ong và ủy ban xã đã ký hợp đồng nuôi ong từ 14/5-1ĵ/10/2014 trị giá 8 triệu đồng.

“Vào ngày 27/7, người dân thôn Hòa Mậu sát thôn Trung Phước kéo vào chỗ nuôi ong của tôi và các anh em ở đây ra yêu sách nói phải nhổ trại đi. Tôi phải nhờ anh chủ rẫy ra xem và giải thích cho h᷍ hiểu là ong không phá lúa của dân, không hút phấn từ cây lúa như bà con lầm nghĩ. Sự việc căng thẳng, nên ngày 30/7, ủy ban xã đã mời chúng tôi ra, nói dân manh động quá, mấy anh gắng di chuyển đàn ong lên lại Gia Lai trong 3 ngày tới.

Nhưng chưa kịp chuyển đàn ong thì trong ngày 31/7, vào buổi chiều khoảng 17h30’, một đám người rất đông khoảng từ 50 đến 70 người đi trên xe máy chở 3 chở 4 kéo vào với rất nhiều thành phần từ con nít, đàn bà, đàn ông với gậy gộc, bình xịt ţôn trùng rầm rầm kéo vào trại rất hung hãn.

Người Ůuôi ong mật ngoại tỉnh bị dân địa phương phá nát trại vô cớ
Người nuôi ong thất thần kể lại với PV vụ việc bỗng nhiên bị dân xông vào đập phá, nếu khǴng chạy kịp sẽ khó bảo toàn

Chúng tôi thấy họ lao vào như cơn bão, dùng gậy đập thùng ong, và xịt thuốc vào các kẻ hở của thùng cho ong chết. Nhiều người lao đến chúng tôi. Tôi và các bạn chỉ kịp bỏ chạŹ trốn xuống khe suối gần đó và men theo đường mòn chạy sâu vào rừng để bảo toàn tính mạng” - anh Hội thuật lại.

Chị Trương Thị Thủy, chủ rẫy cho thuê đất theo hợp đồng giữa xã và các hộ nuôi ong thuật lại: “Họ cũng xông vào tǺm cổ áo tui dù tui là người cùng quê, nói ong ở đây làm lúa họ bị mất mùa. Nhưng thiệt sự ở thôn Trung Phước vừa được mùa lúa dù nuôi ong ở ngay trong thôn. Còn thôn Hòa Mậu không được mùa là do canh tác yếu chứ phải ong phá đâu. Con ong đâu phá được lǺa”.

Tổng cộng có hơn 50 thùng nuôi ong mật bị phá hỏng hoàn toàn và một phần. Những thùng bị hỏng một phần, do thuốc xịt côn trùng ngấm vào nên khoảng nửa tháng sau, ong cũng chết hết. Tổng thiệt hại gần 3 tấn mật ong với ướcč giá chừng hơn 120 triệu đồng.

Hơn 50 thùng ong bịĠdân đập phá. Thùng bị xịt thuốc thì không sử dụng được nữa
Hơn 50 thùng ong bị dân đập phá. Thùng bị xịt thuốc thì không sử dụng được nữa
Hàng vạn con ong chết oan 
Hàng vạn con ong chết oan 

Anh Hội cho biết, mới vào Huế làm, vay mượn khắp nơi, chưa tính công sức vận chuyển vất vả bầyĠong hàng triệu con từ Tây Nguyên xuống nhưng bị dân đập phá như vậy làm cho công việc quá khó khăn. Hiện trước mắt phải gắng chịu lỗ từ thiệt hại do dân gây ra. Chỉ còn vài ngày nữa là hết mùa ong theo hợp đồng, anh và các bạn sẽ lên lại quê mà không biết có trở lại Huế để làm nữa không.

“Chúng tôi hôm đó chạy kịp chứ không nhanh thì chắc nguy hiểm tính mạng rồi. Đã nhiều lần công an huyện Phú Lộc mời lên nhưng cho đến cuối tháng 9 này vẫn chưa có biện pháp gì để giải quyết cho chúng tôi. Qua báo chí, anh em bà con mong mỏi nhờ pháp luật can thiệp để công việc được thuận lợi và có hướng để bắt người phá hoại phải đền bù theo đúng quy định do đã phǡ trại chúng tôi vô cớ. Chúng tôi tới đầu tư, làm ăn ở Huế mà buồn và thất vọng quá. Ít nhất người gây hại phải đền 1 nửa tổng thiệt hại trên” - anh Hội nói.

Hàng vạn con ong chết oan 
Anh Hội (bên phải) chuaĠxót nhìn tài sản bị hủy hoại trong khi mới về Huế làm ăn bởi sự manh động quá khích và thiếu hiểu biết của dân địa phương

Được biết, trước khi xảy ra vụ việc đáng tiếc trên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôngĠthôn huyện Phú Lộc đã từng họp phổ biến cho người dân về việc nuôi ong là đúng, chứ không có phá hoại lúa. “Việc mất mùa lúa ở thôn Hòa Mậu là do lúa bệnh, bị lép hạt. Con ong không phá hoại các loại cây trồng, trong đó có cả lúa. Người dân nhận thức oŮg phá lúa là sai” - ông Bạch Văn Khai, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc khẳng định.

Trao đổi với Dân trí, ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch xã Lộc Trì cho biết, sự việc trên đã được công an huyện Phú Ōộc thụ lý, chắc chắn sẽ tìm ra nhóm thủ phạm gây hại cho người dân ngoại tỉnh tới nuôi ong mật trên xã. “Quan điểm chúng tôi sẽ làm nghiêm. Trong vụ đó có chị gái của trưởng công an xã tôi cũng cầm bình xịt tới phá trại ong. Tôi đã làm công tác tư tưởnŧ với trưởng công an xã mình. Người nuôi ong có thiện chí tới địa phương đầu tư, giờ xảy ra chuyện mình phải bảo vệ họ chứ không thì lần sau họ sẽ không tới nữa, mất đi sự thu hút về kinh tế từ ngoài vào”.

Video:



“Ong mật hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh thụ phấn và phát triển của cây lúa, cây keo và các hoa màu khác. Vì vậy cần theo dõi, kiểm tra, và không để người dân xua đuổi đàn ong mật tại các điểm đặt nuôi; tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi ong tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống này” – trích từ văn bản số 671/SNNPTNT-TTCN ngày 26/6/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi các địa phương theo chỉ đạo của Cục Chăn nuôi về việc bảo vệ đàn ong mật. Nguyên nhân do ở một số địa phương trên cả nước đã xảy ra tình trạnŧ người dân xua đuổi đàn ong mật vì lo ngại đàn ong có thể làm ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.







Đại DươŮg