Bạn đọc viết:

“Nghề độc” trên phá Tam Giang

(Dân trí) - Một ngày cuối hè cũng là lúc đầm phá cạn nước nhất, chúng tôi thuê một chiếc đò ngang của ngư dân và chạy dọc theo đầm Tam Giang để cảm nhận công việc mưu sinh của người dân.

Phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế được biết đến là một đầm phá nước ngọt lớn nhất Việt Nam, với hàng trăm loại thủy sản chỉ phân bố ở khu vực này trong đó có loài trìa, (chủ yếu phân bố ở ba huyện Quảng Điền, Phong Điền và Phú Vang).

 

Trong đó có nghề mà người dân vẫn quen gọi là nghề “độc” trên phá Tam Giang. Tại sao người dân lại gọi là “nghề độc” vì các yếu tố như: việc lặn cả ngày mà không có bất cứ một bảo hộ gì cả là đã ảnh hưởng đến sức khỏe, cộng với việc một mình dưới dòng nước lạnh cả ngày thì nguy cơ tai nạn rất lớn, các yếu tố trên tạo cho nghề này tính độc đáo như vậy.

 

Đúng 5 giờ sáng thuyền bắt đầu khởi hành và đây là những hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi ghi lại được:  
 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 1
             Ngư dân đang đưa thuyền ra khỏi điểm neo đậu
 

“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 2
 

Những chiếc thuyền đầu tiên khởi hành

“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 3

Chuẩn bị trước khi bắt tay vào công việc

 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 4

Ngoài 80 tuổi nhưng hai cụ vẫn theo nghề

 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 5
 
Đây là những mẻ trìa đầu tiên
 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 6

 

Cơ thể tím tái sau khi lên khỏi mặt nước
 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 7

Chiếc thuyền lớn của thương lái đến tận nơi để gom hàng
 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 8

        Đây là số tiền sau một ngày lao động vất vả
 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 9

Trìa sau khi được thương lái thu gom

 
“Nghề độc” trên phá Tam Giang - 10

Đây là công đoạn cuối cùng để cho ra trìa thương phẩm

 

Đình Thảo