Bạn đọc viết:

Cung cầu vượt - giải pháp “gỡ rối” tình trạng ùn tắc giao thông

Tôi là một người thường xuyên đi lại trong thành phố, chứng kiến cảnh ùn tắc giao thông, diễn ra hàng ngày, đang lãng phí biết bao ba nguồn tài nguyên có thể nói quý giá nhất hiện nay đó là thời gian, sức khoẻ và nhiên liệu.

Đã đành tình trạng ùn tắc do nhiều nguyên nhân như ý thức người đi đường, chất lượng đường xá, lấn chiếm lòng lề đường, các công trình đang thi công, tình trạng ngập nước…  Cũng không thể phủ nhận một nguyên nhân là năng lực của đường xá tại TP HCM và Hà Nội hiện đang quá tải so với lượng xe cộ và nhu cầu đi lại của người dân.

Không thể ai cũng có thể kiên nhẫn chạy đúng lề đường của mình xếp hàng ngăn ngắn dài ngoằn để chờ đến lượt mình mới đi, và khi đèn xanh bật lên cho dù tuyến đường bên kia chưa qua hết thì bên đây mọi người đã tranh thủ chạy lên, sự hỗn độn giữa 2,3 tuyến trái chiều nhau và sự lấn tuyến của bên kia đã làm cho các phương tiện không thể thoát được ra khỏi những giao lộ, không ai nhường ai, tiến thối lưỡng nang, làm cho tình trạng giao thông bị tắc nghẽn, thậm chí tê liệt hoàn toàn, nhưng khi có lực lượng cảnh sát đến khai thông 1 đường nhỏ chỉ chừng 1 làn cho xe máy thoát ra thì tình trạng tắc nghẽn từ từ mới giải quyết được, nhưng cũng phải mất hàng giờ.

Hoặc khi tình trạng giờ cao điểm có quá nhiều phương tiện qua lại, đặc biệt là xe máy, phải chờ trước ngã tư, rồi khi đèn xanh đến mấy lần mà vẫn chưa thể qua được.

Tại sao ở những giao lộ như vậy chúng ta không xây dựng 1 cung cầu vượt từ sát lề đường bên phải vượt qua giao lộ qua lề đường bên kia, y như cầu vượt nhưng qui mô, chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều, chỉ phục vụ cho xe máy, rộng chừng 2 làn xe máy chạy 1 chiều, thậm chí 1 làn thôi cũng sẽ đem lại hiệu quả rất nhiều.

Như vậy tại các điểm đó xe máy hầu như lưu thông liên tục không bị dồn xe, nếu lưu lượng xe có quá nhiều đi nữa thì có thể ùn chứ không bao giờ tắc, và việc ùn cũng sẽ còn rất ít so với hiện nay.

Ví dụ tại ngã tư chúng ta sẽ xây dựng 2 cung cầu vượt 2 bên của 1 tuyến đường chính, cung cầu này làm bằng thép, gọn gàng ít chiếm diện tích, dễ dàng lắp đặt, giá thành không cao nhưng đem lại giá trị vô cùng to lớn cho giao thông.

Ngành giao thông hoàn toàn có thể triển khai thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của giải pháp này một cách dễ dàng, nhanh chóng. Ngoài ra nếu giải pháp ứng dụng thành công còn mang lại cho thành phố một nét đặc trưng mới, khá độc đáo.

Thiết tha nhận được sự chia sẽ, ý tưởng cải tiến giải pháp, đưa vào ứng dụng vào thực tế, nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay và chắn chắn còn dài dài sắp tới.

Ths. Nguyễn Hoàng Ẩn